Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2023
English
a A
Ngày 15/01/2019-10:41:00 AM
Trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng

Ni dung kiến ngh s 01:

Đề nghị Chính phủ cần tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm khi đầu tư vào các khu kinh tế đã và đang hoạt động như: Khu Đình Vũ- Cát Hải; Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc; các Khu kinh tế mở Chu Lai, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây… Đặc biệt làcác dự án do nước ngoài đầu tư, phải chỉ cho rõ những mặt được, chưa được và rút ra những bài học kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp với xu hướng chung khi hội nhập nền kinh tế thế giới.

Trả lời:

Việc tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm khi đầu tư vào các khu kinh tế đã được Chính phủ chỉ đạo thực hiện trong quá trình xây dựng dự án Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động của các mô hình khu kinh tế như: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển làm cơ sở xây dựng dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội cho ý kiến tại các kỳ họp thứ 4 và 5 Quốc hội khóa XIV.

Ni dung kiến ngh s 02:

Cử tri kiến nghị, hai yếu tố cơ bản của nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại là cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ lao động kỹ thuật cao sẽ được đầu tư, xây dựng như thế nào và trong thời gian bao lâu? Cử tri đề nghị Chính phủ cho biết đã có những chính sách cụ thể nào để xây dựng nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại?

Trả lời:

1. Hai yếu tố cơ bản theo ý kiến cử tri là cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ lao động kỹ thuật có liên quan tới hai trong ba khâu đột phát chiến lược đã trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 là nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đây là 2 định hướng chiến lược quan trọng dự kiến sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện ở trong giai đoạn sắp tới 2030.

Những năm vừa qua, Chính phủ đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đến hai khâu đột phá này, được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và Quyết định 579/QĐ-TTf ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020.

a) Một số mục tiêu quan trọng đến năm 2020 được đề ra như sau:

- Về nguồn nhân lực: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, qua đào tạo nghề đạt 55%; số sinh viên đại học - cao đẳng trên 1 vạn dân đạt 400 sinh viên-số trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế >4 trường và số trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế >10 trường;

- Về hệ thống hạ tầng: bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và các đầu mối giao thông cửa ngõ; cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng; tưới, tiêu chủ động do diện tích lúa và vùng cây công nghiệp, nuôi trông thủy sản tập trung và từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại hạ tầng đô thị lớn, giải quyết cơ bản ách tắc giao thông, úng ngập, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

b) Một số định hướng cụ thể đã được ban hành:

- Đối với nguồn nhân lực chất lượng cao:

+ Đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia (trọng tâm là doanh nghiệp);

+ Thúc đẩy khỏi nghiệp sáng tạo ứng dụng các thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0;

+ Cải cách toàn diện giáo dục, trước hết là đại học và đào tạo nghề;

+ Ưu tiên toàn dụng nguồn lao động qua đào tạo.

- Đối với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại:

+ Tạo các đột phá: các công trình quan trọng quốc gia; kết nối các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thông cửa ngõ; cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, năng lượng tái tạo trên 10% vào năm 2030; chủ động nước cho sản xuất và sinh hoạt, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập, ách tắc giao thông ở đô thị lớn; và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia;

+ Nâng cao hiệu quả đầu tư công.

2. Về xây dựng nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, trong dài hạn, Chính phủ hướng tới mục tiêu tới năm 2035 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại có thu nhập trung bình cao, với các mục tiêu cụ thể là thu nhập bình quân đạt khoảng 10.000 USD/người và tăng trưởng GDP/người giai đoạn 2016-2035 là 6,8%/năm (tương ứng với tăng trưởng GDP 7,5%/năm). Để đạt được mục tiêu này, các nỗ lực chính sách cần được thực hiện xoay quanh ba trụ cột là thịnh vượng kinh tế, công bằng và hòa nhập xã hội, và nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Theo đó, có sáu trọng tâm cải cách được chỉ ra là:

- Hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển khu vực tư nhân;

- Xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia;

- Nâng cao hiệu quả kinh tế của đô thị hóa và phát triển lãnh thổ;

- Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Đảm bảo công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội;

- Thể chế hiện đại và nhà nước hiệu quả.

Như vậy, hai yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trình độ cao có liên quan tới hai trong số sáu chuyển đổi quan trọng cần thực hiện trong dài hạn. Những chuyển đổi này đều cần dựa trên nền tảng là thích ứng và tận dụng các cơ hội từ cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ni dung kiến ngh s 03:

Cử tri kiến nghị, nợ công đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của Chính phủ. Cử tri đề nghị Chính phủ cho biết đã đưa ra giải pháp khả thi nào cho vấn đề trả nợ công (tiết kiệm và sử dụng hiệu quả chi tiêu và đầu tư công, khuyến khích các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ, hoàn thiện định mức chi tiêu, chống lãng phí và tham nhũng,…)

Trả lời:

Các giải pháp cho vấn đề nợ công:

- Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, tập trung vào việc huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN trong khung cân đối ngân sách và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020; thực hiện vay trả nợ trong phạm vi kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay chi sự nghiệp; kiểm soát chặt chẽ cho vay lại; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong phạm vi an toàn nợ công được Quốc hội cho phép.

- Thực hiện chủ trương siết chặt quản lý bảo lãnh theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng loạt triển khai nhiều giải pháp: Đôn đốc quyết liệt việc ký Hợp đồng thế chấp tài sản đối với các dự án vay được Chính phủ bảo lãnh; thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu, thực hiện trả nợ trước hạn để giảm dư nợ bảo lãnh; hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trả nợ.

- Việc kiểm soát an toàn nợ địa phương được quán triệt thực hiện trong suốt quá trình tham gia ý kiến đối với đề xuất sử dụng vốn ODA/vay ưu đãi Chính phủ của chính quyền địa phương, thẩm định khả năng trả nợ của chính quyền địa phương, giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài cho các dự án đã được duyệt.

- Về nợ nước ngoài của quốc gia: Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo hình thức tự vay tự trả; giảm dư nợ vay nước ngoài tự vay tự trả của tổ chức tín dụng nhất là vay ngắn hạn; giảm nợ vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp.

Nhìn chung, công tác huy động vốn vay, trả nợ Chính phủ, công tác cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ bám sát Kế hoạch vay trả nợ hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bám sát kế hoạch kiểm tra, thanh tra các dự án sử dụng vốn vay nợ công; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình, dự án đã ký; đánh giá tác động của các dự án vay mới đối với đầu tư công trung hạn, hạn mức vay; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nợ trong nước, theo đó tập trung phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu chuẩn để làm chiến lược cho thị trường. Chính phủ bố trí đủ ngân sách trung ương để trả nợ Chính phủ, trong tổng mức trả nợ hàng năm được Quốc hội quyết định, đảm bảo an ninh an toàn nền tài chính quốc gia.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Tổng số lượt xem: 538
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bản quyền thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội - ĐT: 080.43485; Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ: 024.38455298; Fax: 024.38234453.
Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Như Sơn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Email: banbientap@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.