Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Thứ tư, ngày 22 tháng 3 năm 2023
English
a A
Ngày 15/01/2019-11:05:00 AM
Trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh

Ni dung kiến ngh s 01:

Cử tri mong muốn Chính phủ có các chính sách điều hành hiệu quả để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, tập trung cải cách hành chính, tăng cường tính minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư; quan tâm kiểm soát chặt chẽ vấn đề nợ công.

Trả lời:

(1). Về tạo môi trường kinh tế ổn định cho cải cách kinh tế và phát triển bền vững:

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát luôn là một nhiệm vụ ưu tiên trong công tác điều hành kinh tế, được xác định tại Nghị quyết chỉ đạo điều hành số 01 hàng năm của Chính phủ. Các chính sách vĩ mô được thực hiện đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và các chính sách khác. Kỷ luật tài khóa được tăng cường, thực hiện cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững. Chính phủ kiên định với mục tiêu này nhằm tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, qua đó tạo thuận lợi cho các cải cách mang tính căn bản hơn về thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh hướng tới phát triển bền vững.

Công tác điều hành thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, năm 2018 đạt 7,08%. Lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Các cân đối lớn của nền kinh tế (như cán cân thanh toán tổng thể, cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách, nợ công) được cải thiện; dự trữ ngoại hối tăng cao. Quan trọng hơn, Chính phủ đã thể hiện năng lực ứng phó khá hiệu quả đối với những yếu tố bất định từ bên ngoài, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm 2018 khi thế giới chứng kiến sự leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ để ứng phó với các cú sốc bất định từ bên ngoài được cải thiện đáng kể.

Năm 2019, nhấn mạnh tầm quan trọng của cải thiện môi trường kinh doanh trong công tác quản lý, điều hành kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 với quyết tâm đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam lọt nhóm 4 quốc gia phát triển nhất trong khối ASEAN (thay thế Nghị quyết 19). Trong đó, Nghị quyết xác định rõ từng phần việc phải làm của Việt Nam đểđạt được trung bình của ASEAN 4.

(2).Về phát triển bền vững:

Vấn đề phát triển nhanh, toàn diện và bền vững ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay. Việt Nam đã có những bước tiếp cận ngày càng đầy đủ đến hành trình phát triển toàn diện, bền vững nền kinh tế đất nước. Khái niệm “phát triển bền vững” được chính thức sử dụng trong Văn kiện Đại hội VIII, đánh dấu bước phát triển trong tư duy của Đảng về phát triển đất nước.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, cơ chế, chính sách liên tục được cải cách và hoàn thiện trên nhiều mặt nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Nhằm triển khai thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua cũng như ban hành nhiều luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, chương trình hành động và các hướng dẫn trong các lĩnh vực về kinh tế, môi trường và xã hội. Trong đó, vấn đề đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế nhanh, toàn diện và bền vững luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Việt Nam đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách xã hội để góp phần giảm bất bình đẳng trong xã hội như Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và đi kèm với chính sách này là các chế độ, chính sách với đối tượng người nghèo đa chiều, Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách về tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo v.v…

Các chính sách về môi trường trong những năm gần đây cũng được hoàn thiện góp phần vào phát triển bền vững ở Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua (Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014) và tiếp theo đó là các văn bản dưới luật được ban hành như Nghị định 154/2016/NĐ-CPquy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản được cụ thể hóa tạiNghị định 164/2016/NĐ-CP, Nghị định 38/2015/NĐ-CPngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại đã được sửa đổi ở Nghị định 136/2018/NĐ-CP gần đây nhất v.v. Các chính sách này giúp người dân và doanh nghiệp cùng tuân thủ và đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững nói chung.

Vì vậy, có thể nói rằng Chính phủ đang cố gắng hết sức để có các chính sách điều hành hiệu quả đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, mặc dù việc thực hiện đầy đủ và thành công các chính sách này đòi hỏi sự hợp tác chung tay của toàn xã hội.

Ni dung kiến ngh s 02:

Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm tăng cường bố trí ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn cả nước, phù hợp với từng vùng miền theo hướng hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế vĩ mô.

Trả lời:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 xác định: xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn là một đột phá chiến lược; tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ở các thành phố lớn. Trên cơ sở quy hoạch, chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam với lộ trình phù hợp; xây dựng một số cảng biển và cảng hàng không hiện đại; cải tạo và nâng cấp hạ tầng đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Từng bước hình thành đồng bộ trục giao thông Bắc - Nam, các trục hành lang Đông - Tây bảo đảm liên kết các phương thức vận tải; xây dựng các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 cũng xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu là: khơi thông nguồn lực, thu hút mạnh nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia trong lĩnh vực giao thông, điện năng lượng, như dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao...

Nội dung kiến nghị số 03:

Đối với hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, kiến nghị cần có quy định về thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; cần cải tiến thủ tục đầu tư và thoái vốn cho các Quỹ đầu tư mạo hiểm trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; có quy định về ưu đãi thuế (thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân,…) cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trả lời:

1. Về kiến nghị cần có quy định về thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo:

Tại khoản 2, Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) quy định: quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để đầu tư vào các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.

Ngày 11/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, trong đó quy định cụ thể việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Trong năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì tổ chức 04 Hội nghị quán triệt triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV và các Nghị định hướng dẫn, trong đó, Hội nghị quán triệt triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV khu vực phía Nam đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24/8/2018. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với 26 tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật và các Nghị định hướng dẫn trong đó có Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ở cấp địa phương. Trong năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện hiện Luật Hỗ trợ DNNVV, đặc biệt về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định số 38/2018/NĐ-CP; kịp thời có những đề xuất kiến nghị để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

2. Về việc cải tiến thủ tục đầu tư và thoái vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo:

Hiện nay, các hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của các nhà đầu tư, bao gồm cả các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp thì các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới 51% vốn điều lệ thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế (trừ các trường hợp phải xin chủ trương đầu tư). Đối với các trường hợp cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế thì thời hạn để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc ra văn bản thông báo từ 5-15 ngày làm việc tùy theo trường hợp cụ thể.

Trong thời gian tới, để tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến thủ tục chứng nhận đầu tư, thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế từ các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian đối với các khoản đầu tư nhỏ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng.

Về cơ chế thoái vốn, thông thường các nhà đầu tư thực hiện thoái vốn thông qua hình thức chuyển nhượng khoản đầu tư cho nhà đầu tư khác, hình thức mua bán - sáp nhập (M&A) hoặc IPO. Tuy nhiên, do thị trường vốn, thị trường đầu tư ở Việt Nam chưa sôi động nên hiện nay các nhà đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo cũng gặp khó khăn trong việc thoái vốn. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thị trường M&A và nghiên cứu xem xét hình thành sàn giao dịch vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

3. Về quy định ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo:

Tại khoản 1, Điều 10, Luật Hỗ trợ DNNVV quy định: DNNVV được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Để triển khai chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2019 nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về chính sách ưu đãi thuế và kế toán cho DNNVV.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  • Tổng số lượt xem: 735
  •  

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
  
Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bản quyền thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội - ĐT: 080.43485; Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ: 024.38455298; Fax: 024.38234453.
Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Như Sơn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Email: banbientap@mpi.gov.vn
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.