Thứ hai, 00/00/2023
°

Trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Đắk Lắk

Ngày 03/03/2022 - 17:34:00 | 364 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Nội dung kiến nghị (số 05 tại văn bản số 19/BDN): Kiến nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch theo hướng phù hợp với lợi ích chính đáng cho người dân, vì hiện nay có nhiều quy hoạch về đất đai trong thời gian dài nhưng không thực hiện gây khó khăn cho người dân sử dụng đất.

Trả lời:

1. Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019). Việc ban hành Luật Quy hoạch tạo ra bước đột phá về thể chế, hướng tới đồng bộ, thống nhất pháp luật về quy hoạch, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước; các nội dung quy hoạch thuộc các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia khắc phục được sự chồng chéo, xung đột và đáp ứng yêu cầu tăng cường liên kết giữa các ngành, các vùng, các địa phương; tạo không gian phát triển mới, đảm bảo mục tiêu phát triển cân đối, hiệu quả, bền vững giữa các ngành, vùng lãnh thổ và cả nước. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch được quy định chi tiết, cụ thể tại Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh liên quan đến quy hoạch bảo đảm sự đồng bộ, sự tuân thủ và tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc giữa các cấp quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.

Mặt khác, để đảm bảo sự phù hợp với các quy định tại Luật Quy hoạch; Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành 2 luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành 1 pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung 52 luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch (trong đó có Luật Đất đai) để đảm bảo sự đồng bộ và có hiệu lực đồng thời với Luật Quy hoạch.

Theo đó, việc xác định các chỉ tiêu, cơ cấu sử dụng đất được nghiên cứu cụ thể tại phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện tại nội dung quy hoạch tỉnh; đảm bảo đúng yêu cầu về tính nhân dân, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân; đáp ứng sự hài hòa giữa lợi ích quốc gia, vùng, các địa phương với lợi ích của người dân trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất (được quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch).

Như vậy, các quy định tại Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung có liên quan đến quy hoạch được các cấp có thẩm quyền ban hành khá đầy đủ, tương đối đồng bộ, thống nhất để các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân khi sử dụng đất tại nội dung các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia (được tổ chức lập theo quy định của Luật Quy hoạch). Mặt khác, theo thống kê, trong các đề xuất/kiến nghị của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi tới Quốc hội về hoạt động quy hoạch trong thời gian qua, không có đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch.

2. Tại Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 24/8/2021, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, thứ 5 Quốc hội khóa 15 (theo Nghị quyết số 17/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV); theo đó, yêu cầu dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần tạo dựng những chuyển biến quan trọng trong việc quản lý, sử dụng, khai thác sử dụng đất đảm bảo tính công khai, minh bạch, giải quyết hiệu quả tình trạng lãng phí, thất thoát, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai; đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất, nhất là đối với người dân được Nhà nước giao đất.

 


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác