Thứ hai, 00/00/2023
°

Tra cứu góp ý dự thảo

Hiển thị tất cả kết quả
Công ty Cổ phần Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)| 13/11/2024 4:36:21 CHDự thảo Quyết định ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia

(Nội dung đề xuất điều chỉnh được in đậm, nội dung đề xuất lược bỏ được gạch ngang). 1. Đề xuất chỉnh sửa mô tả của hoạt động môi giới trong mã ngành 354 – 3540 – 35400 (Hoạt động trung gian và đại lý điện, khí đốt) tại Phụ lục 1, thống nhất với thuật ngữ pháp luật chuyên ngành (Luật Thương mại) Nội dung trong Dự thảo: “...Hoạt động của các nhà môi giới hoặc đại lý cho sàn giao dịch hàng hóa và năng lực vận chuyển nhiên liệu khí. Đề xuất: Hoạt động của các nhà môi giới hoặc đại lý cho Sở Giao dịch hàng hóa và năng lực vận chuyển nhiên liệu khí....” 2. Đề xuất bổ sung hoạt động tự doanh được mô tả tại Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế về tất cả các hoạt động kinh tế (ISIC Rev.5.) của Liên Hợp quốc (International Standard Industrial Classification of All Economic Activities - ISIC Rev.5) vào mã ngành 6499 – 64990 (Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) tại Phụ lục 1. Mã ngành 6499 Phụ lục 1 của Dự thảo chưa có nội dung mô tả hoạt động tự doanh của thương nhân kinh doanh qua Sở Giao dịch hàng hóa. Đề xuất: Bổ sung vào mã ngành kinh tế 6499 – 64990 tại Phụ lục 1 mô tả hoạt động tự doanh của thương nhân kinh doanh qua Sở Giao dịch hàng hóa, tương tự như mô tả của ISIC Rev.5 về các hoạt động thực hiện các giao dịch hoán đổi hoặc quyền chọn bằng tài khoản của mình (ISIC Rev.5:“trade of swaps or options on own account”), giao dịch các hợp đồng hàng hóa bằng tài khoản của mình (ISIC Rev.5: “trade of commodity contracts on own account”). 3. Đề xuất điều chỉnh mô tả của mã ngành 6611 – 66110 (Quản lý thị trường tài chính) tại Phụ lục 1. Nội dung trong Dự thảo: “6611 - 66110: Quản lý thị trường tài chính Nhóm này gồm: Việc tổ chức và giám sát thị trường tài chính trừ việc giám sát của nhà nước, như: giao dịch hợp đồng hàng hóa; giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai; giao dịch chứng khoán; giao dịch cổ phiếu; giao dịch lựa chọn hàng hóa hoặc cổ phiếu.” Đề xuất: “6611 - 66110: Quản lý thị trường tài chính Nhóm này gồm: Việc tổ chức và giám sát thị trường tài chính trừ việc giám sát của nhà nước, như: giao dịch hợp đồng hàng hóa; giao dịch hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn; giao dịch chứng khoán; giao dịch cổ phiếu; giao dịch lựa chọn hàng hóa hoặc cổ phiếu.” 4. Đề xuất điều chỉnh mô tả của mã ngành 6612 – 66120 (Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán) tại Phụ lục 1. Nội dung trong dự thảo: ““6612 - 66120: Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán. Nhóm này gồm: - Giao dịch trong thị trường tài chính thay mặt người khác (môi giới cổ phiếu) và các hoạt động liên quan; - Môi giới chứng khoán; - Môi giới hợp đồng hàng hóa; - Hoạt động của cục giao dịch.... Đề xuất: “6612 - 66120: Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán. Nhóm này gồm: - Giao dịch trong thị trường tài chính thay mặt người khác (môi giới cổ phiếu) và các hoạt động liên quan; - Môi giới chứng khoán; - Môi giới chứng khoán; - Môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa; - Hoạt động của cục giao dịch….” 5. Điều chỉnh tên mã ngành 66.X Phụ lục 2 thành “66.X Hoạt động giao dịch tín chỉ các-bon” và bổ sung hoạt động giao dịch tín chỉ các-bon qua Sở Giao dịch hàng hóa vào nội dung mô tả chi tiết mã ngành này. Nội dung trong dự thảo sử dụng thuật ngữ “chứng chỉ carbon, và mô tả ngành Hoạt động của sàn giao dịch chứng chỉ carbon (định nghĩa thế nào là sàn giao dịch chứng chỉ carbon, cơ chế thị trường, quy định và hạn mức phát thải, Loại tín chỉ và thị trường). Đề nghị: - Sử dụng thuật ngữ “tín chỉ carbon” để thống nhất với pháp luật chuyên ngành. - Điều chỉnh tên ngành theo hướng mô tả hoạt động kinh doanh thành “66.X Hoạt động giao dịch tín chỉ các-bon” cho thống nhất với các ngành cùng nhóm thay vì mô tả chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh đó như tên ngành hiện tại (66.X: Hoạt động của sàn giao dịch chứng chỉ carbon). - Bổ sung hoạt động giao dịch tín chỉ các-bon qua Sở Giao dịch hàng hóa vào nội dung mô tả chi tiết mã ngành này như một thị trường thứ 2, bên cạnh thị trường quy định giao dịch qua sàn giao dịch tín chỉ carbon. (Nội dung góp ý chi tiết MXV đã gửi Tổng cục Thống kê tại Công văn số 813/CV/PC-KSNB-MXV ngày 13/11/2024)

LÊ TRỌNG ĐẠT| 09/10/2024 9:14:05 CHGóp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Hiện nay tình trạng kẻ xấu lợi dụng, ăn cắp thông tin cá nhân của người khác để sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật: Dùng để thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh đứng tên trên các công ty. Lợi dụng sự thông thoáng của việc đăng ký kinh doanh các cá nhân xấu này đăng ký thành lập các công ty ma, công ty ảo dùng vào mục đích xấu. Dẫn đến việc xử dụng thông tin của người khác để thực hiện hành vi vi phạm Nhằm khắc phục tình trạng này tôi xin kiến nghị phương án khắc phục như sau: Trong các thành phần hồ sơ thành lập mới, thay đổi dkkd đều yêu cầu bắt buộc có bản sao chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật công ty kèm theo nếu có làm hồ sơ thành lập mới hay thay đổi dkkd. Do đó bản sao chứng thực cá nhân này có thể là CCCD (CMND, Hộ chiếu) được công chứng, chứng thực. Nên yêu cầu nếu thực sự đúng người thì kiến nghị các văn phòng công chứng, cơ quan chứng thực khi chứng thực, công chứng giấy tờ cá nhân cần kiểm tra kỹ xem có đúng người không. Ngoài ra đề xuất văn phòng công chứng, cơ quan chứng thực khi sao y, chứng thực giấy tờ này cần hỏi rõ là dùng bản này vào mục đích gì (ví dụ tôi chứng thực để mở công ty ABC, XYZ) thì trên bản chứng thực này nên ghi rõ “Ngày…tháng…năm… tôi công chứng, chứng thực giấy tờ này dự định để làm hồ sơ đăng ký kinh doanh …) để các phòng dkkd tỉnh, thành phố có cơ sở chính xác, xác định đúng người, đúng đối tượng làm dkkd (tránh tình trạng sử dụng tràn lan, không thể kiểm soát). Ví dụ như việc xin “giấy xác nhận tình trạng độc thân” trong đó có ghi rõ nội dung xin để đăng ký kết hôn (chứng minh đúng người này xin giấy để đi đăng ký kết hôn). Tôi xin góp ý, để tránh tình trạng hiện nay tất cả các hồ sơ trên địa bàn hà nội cán bộ phòng đăng ký kinh doanh trả hồ sơ trái quy định của pháp luật.

Lương Nam| 18/09/2024 4:51:56 CHGóp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu

Tại điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 có ghi "Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư" Hiện tại khi người đọc đọc câu văn trên dễ hiểu nhầm theo nhiều ý khác nhau. Vì vậy, Tôi xin đề nghị Quý Bộ, Ban soạn thảo luật sửa lại câu văn trên thành: "Thay đổi quy mô dự án đầu tư làm thay đổi tổng vốn đầu tư dự án từ 20% trở lên". Trân trọng!

Lê Trọng Huấn| 15/09/2024 11:50:58 SAGóp ý Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quảng Bình, ngày 15 tháng 9 năm 2024 GÓP Ý BỔ SUNG DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA UBTV QUỐC HỘI Về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 -2030 ---------------------------- Kính gửi: Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua nghiên cứu nội dung “Dự thảo Nghị quyết của UBTV Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 -2030”, kèm theo công văn số: 5351/BKHĐT-TH, ngày 09/7/2024. Hội Kế toán và Kiểm toán tỉnh Quảng Bình tham gia ý kiến như sau: Bổ sung Khoản 10; 11, Chương II, Điều 4, “Nguyên tắc chung về phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026-2030”. … Khoản 10. Thực hiện nguyên tắc phân bổ nguồn vốn đầu tư công phải đảm bảo linh hoạt, nhạy bén. Phù hợp điều kiện tình hình và nhu cầu thực tế khách quan. Nhằm đáp ứng kịp thời, tiết kiệm, mang lại hiệu quả việc sử dụng vốn. Khoản 11. Triển khai công tác giám sát và đánh giá việc thực hiện nguyên tắc phân bổ nguồn vốn đầu tư công. Đảm bảo quá trình đó được triển khai trong hành lang pháp lý và phát huy hiệu quả. Phát hiện kịp thời các vấn đề nảy sinh, vướng mắc, ngăn chặn phát sinh chủ quan, tiêu cực. … Việc phân bổ vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước là một quá trình quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn lực tài chính của nhà nước. Đây là là một nhiệm vụ phức tạp và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và có hiệu quả. Hội Kế toán và Kiểm toán tỉnh Quảng Bình gửi Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp./. Nơi nhận: CHỦ TỊCH - Cổng TTĐT Bộ KH&ĐT; - Chủ tịch, P.Chủ tịch; - Lưu: KT. Võ Minh Doang

Đỗ Thị Minh| 31/08/2024 5:06:05 CHGóp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tôi xin góp ý việc sửa đổi TT 06/2024/TT-BKHĐT như sau: 1. Hiện nay các quy định trong việc lập HSDT cho phép nhà thầu được thay thế, bổ sung về Hợp đồng tương tự, nhân sự, máy móc thiết bị.... kể cả Năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu được nộp trước khi trao hợp đồng. Với nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất vượt qua được về tính hợp lệ, tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nếu có sai sót dẫn đến đánh giá không đạt về biện pháp thi công thì nên có quy định bên mời thầu cho phép nhà thầu lập lại hoặc thương thảo phần biện pháp thi công trong thời gian theo quy định. (công tác lập biện pháp thi công giống như bài văn tiểu luận, người chấm nếu không có trình độ, thực tế và công tâm, khách quan thì sẽ dẫn đến đánh trượt rất dễ dàng....); 2. Công tác đấu thầu giống như đi thi, đúng ra người ra "đề bài" (HSMT) và người chấm "bài" (HSDT) thì phải là người "thầy" trình độ phải hơn hẳn "trò" (nhà thầu)... Thực tế hiện nay "người" ra "đề" (HSMT) và chấm "bài" (HSDT) có khi ngược lại...; Nên việc chế tài tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT cần có quy định chặt chẽ hơn, cần thiết thì đưa vào khung phạt của Bộ Luật Hình sự về việc gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước trong việc ra "đề bài" (HSMT), chấm "bài" (HSDT) có "định hướng" hay "bắt tay" cho nhà thầu nào đó. Trên đấy là một số góp ý để tránh tình trạng thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều là "trên thoáng, dưới bóp". Rất mong được sự xem xét của Quý Bộ. Xin trân trọng cám ơn./.

Công ty TNHH Canon Việt Nam| 16/07/2024 5:20:57 CHGóp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

1. Điều 13: Khoản 1 chưa quy định rõ với thời gian khắc phục sự cố bao lâu thì sẽ áp dụng quy trình dự phòng. Dự thảo nên quy định một mốc thời gian cụ thể ví dụ như sau 3 ngày kể tự khi có sự cố thì DN được thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp và được giải quyết bằng quy trình dự phòng để hoạt động của DN không bị gián đoạn. Chưa có quy định rõ về Quy trình dự phòng như thế nào sẽ không thể thực hiện được trên thực tế Việc tăng thời hạn cập nhật thông tin mới đã cấp cho DN vào CSDLQG về ĐKDN từ 15 ngày lên 30 ngày là quá dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong khi DN đã phải mất thời gian chờ đợi hệ thống được khắc phục hoặc mất thời gian để thực hiện việc nộp hồ sơ không qua hệ thống. Vì vậy, thời gian quy định ở đây chỉ nên bằng hoặc ít hơn 15 ngày --> Đề xuất: Bổ sung Khoản 1: "Căn cứ vào thời gian….bất khả kháng. Nếu thời gian dự kiến khắc phục sự cố hoặc nâng cấp hệ thống thông tin đăng ký DN kéo dài từ 3 ngày trở lên thì DN có thể nộp hồ sơ để được cấp ĐK DN theo quy trình dự phòng." Quy định rõ Quy trình dự phòng được diễn ra như thế nào Sửa đổi Khoản 3: 30 ngày thành 15 ngày 2. Trường hợp công ty TNHH một thành viên thì chỉ có chủ tịch tập đoàn(công ty mẹ) quyết định hoặc do người đại diện nắm cổ phần lớn của tập đoàn quyết định. Khi kê khai danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu I-10 thì có nghĩa chúng tôi phải chia ý chí của 1 người cho các thành viên. Điều này rất vô lý với thực tế. Chúng tôi đề nghị tách mẫu số 10 thành mẫu cho Công ty TNHH một thành viên khác với mẫu dành cho công ty Cổ phần hoặc Công ty TNHH Hai thành viên trở lên --> Đề xuất: Bổ sung phụ lục về DANH SÁCH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN giống với Phụ lục 10 nhưng trong đó bỏ phần "Vốn được ủy quyền" 3. Tình trạng chung của hệ thống phần mềm trực tuyến còn rất chậm --> Đề xuất: Nâng cấp hệ thống và xử lý nhanh chóng ngay khi hệ thống gặp sự cố

Tài| 15/12/2023 1:57:41 CHDự thảo Thông tư quy định chi tiết về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thay thế Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về cơ sở để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu: Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024, quy định: ‟Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu”. Như vậy, việc lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là không bắt buộc, mà chủ đầu tư có thể lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hoặc không lập tùy theo quy mô, tính chất của dự án. Đồng thời, trước khi lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư phải trình xin ý kiến người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nhưng trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, tại Điều 14 cũng không nêu quy mô, tính chất dự án như thế nào mới áp dụng lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

Trịnh Thị Trang| 17/09/2023 4:25:23 CHDự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

I. Ý kiến chung Dự thảo Nghị định quy định khá nhiều thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan nhà nước phát sinh thêm trong đấu thầu, trong bối cảnh Chính phủ nỗ lực đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính nội bộ. Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bỏ các bước, thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện cho công tác đấu thầu trong tổng thể 1 dự án, nhiệm vụ mua sắm. Cùng với quy định nhiều thủ tục, dự thảo Nghị định không quy định rõ chi tiết đối với từng thủ tục (thành phần hồ sơ, thời gian, các bước, chủ thể thực hiện) dẫn tới quá trình áp dụng sẽ gây lúng túng cho các cơ quan, đơn vị hoặc dẫn tới cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề. Đề nghị với mỗi việc, thủ tục cần quy định rõ tên công việc, thời gian thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, hồ sơ cần đáp ứng, mẫu biểu, kết quả (sản phẩm). II. Ý kiến cụ thể đối với dự thảo Nghị định 1. Điều 3, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: - Khoản 1 Điều 3: đề nghị sửa đổi, bổ sung “1. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu thi công, triển khai xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi itw vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây: a) Nhà thầu tư vấn lập, tư vấn thẩm tra, tư vấn thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, thiết kế kỹ thuật, …, tư vấn kiểm định, nhà thầu kiểm thử độc lập, tư vấn quản lý hợp đồng, …”. - Khoản 6 Điều 3: Đề nghị sửa đổi, bổ sung: “6. Nhà thầu tư vấn có thể được phép tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: … c) Lập, thẩm tra, thẩm định khảo sát nếu pháp luật chuyên ngành có quy định, báo cáo nghiên cứu khả thi d) Lập, thẩm tra, thẩm định khảo sát nếu pháp luật chuyên ngành có quy định, báo cáo kinh tế kỹ thuật; đ) Lập, thẩm tra, thẩm định khảo sát bổ sung nếu pháp luật chuyên ngành có quy định, hồ sơ thiết kế, dự toán; 2. Điều 14, Trình tự, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án a) Quy định tại Điều này TRÁI với quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Đấu thầu. Cụ thể: - Khoản 1 Điều 36 Luật Đấu thầu quy định “Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án CÓ THỂ trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu”. Nghĩa là Luật quy định không bắt buộc. - Khoản 1 Điều 14 dự thảo Nghị định quy định “Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, ….chủ đầu tư CÓ TRÁCH NHIỆM trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc lập kế hoạch tổng thể….”. Nghĩa là Nghị định quy định bắt buộc phải lập, trình, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. => Đề nghị cơ quan soạn thảo tuân thủ đúng quy định của Luật và hướng dẫn, quy định theo hướng trường hợp Chủ đầu tư lựa chọn thì thực hiện theo quy định chi tiết của Nghị định. Trường hợp không lựa chọn việc này thì bỏ qua, không phải áp dụng quy định của Nghị định. Đồng thời, quy định tại khoản 1 Điều 14 cũng chưa đồng nhất với các quy định khác của dự thảo Nghị định này về kế hoạch lựa tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt. Cụ thể: điểm a khoản 1 Điều 22 dự thảo Nghị định quy định “Kế hoạch tổng thể …(nếu có)”, nghĩa là không bắt buộc phải có. b) Quy định tại Điều này làm phát sinh thủ tục hành chính khi triển khai dự án trong bối cảnh chủ trương, kế hoạch của Chính phủ trong việc đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan nhà nước. Cụ thể: - Phát sinh thủ tục trình, xem xét, phê duyệt CHỦ TRƯƠNG lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Trong khi đó không quy định cụ thể hồ sơ, nội dung phê duyệt chủ trương, thời gian phê duyệt chủ trương, hình thức thể hiện, ghi nhận đồng ý chủ trương là gì? (văn bản quyết định phê duyệt chủ trương hay bút phê chỉ đạo, hay công văn hành chính?). - Phát sinh thủ tục, sau khi đồng ý chủ trương, chủ đầu tư phải làm thêm bước lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ở bước này lại có thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Để phê duyệt được nhà thầu tư vấn lập kế hoạch tổng thể lại cần lập, trình, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổng thể => Quá nhiều thủ tục cho việc lập kế hoạch đấu thầu tổng thể. - Phát sinh thủ tục, sau khi lập được kế hoạch đấu thầu tổng thể, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét => người có thẩm quyền thành lập Tổ thẩm định kế hoạch đấu thầu tổng thể, trong khi không quy định thành viên của Tổ, yêu cầu, tại sao không giao cho đơn vị có thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà lại phát sinh thêm Tổ thẩm định => Tổ thẩm định trình người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể, trong khi đó không quy định rõ thời gian thẩm định, hồ sơ Tổ thẩm định trình phê duyệt. - Phát sinh thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể mà không quy định rõ thời gian phê duyệt, hồ sơ trình phê duyệt (sau thẩm định). 3. Điều 16, Lập giá gói thầu a) Đề nghị xem xét tính đồng nhất giữa quy định tại khoản 1 và Khoản 3 Điều 16 dự thảo Nghị định. Cụ thể: - Khoản 1 quy định giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm. Đối với gói thầu có dự toán được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành, giá gói thầu căn cứ vào dự toán đã duyệt. Nghĩa là, nếu tổng mức đầu tư, dự toán của dự án đã duyệt thì giá gói thầu được xác định dựa trên mức kinh phí đã được duyệt trong tổng mức đầu tư, dự toán. - Khoản 3 quy định giá gói thầu được lập theo một trong các (05) cách thức sau:… Như vậy, nếu chủ đầu tư áp dụng khoản 1 thì có trái với khoản 3 không? Áp dụng 1 trong 2 khoản hay áp dụng cả hai khoản này khi lập giá gói thầu? b) Đề nghị xem xét tính đồng nhất trong từng quy định tại khoản 3. Cụ thể: - Quy định tại điểm a khoản 3 hẹp hơn quy định tại khoản 1 Điều này (chỉ quy định căn cứ trên dự toán mà không có căn cứ trên tổng mức đầu tư được duyệt). - Quy định tại điểm b khoản 3 căn cứ trên kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tương tự nhưng lại quy định “giá thị trường tại thời điểm mua sắm” => Không rõ mối liên hệ giữa kết quả lựa chọn gói thầu tương tự với giá thị trường tại thời điểm mua sắm là gì? Đề nghị bỏ đoạn “Giá thị trường tại thời điểm mua sắm được tham khảo từ các nguồn thông tin do cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng internet”. - Quy định tại điểm c khoản 3: Đề nghị quy định trường hợp chỉ có 01 báo giá thì xử lý như thế nào? Trường hợp có nhiều hơn 01 báo giá thì đề nghị không quy định 01 trường hợp như dự thảo Nghị định (lấy giá trung bình) vì sẽ khiến các cơ quan chỉ dám áp dụng giá trung bình. Đề nghị quy định nhiều cách thức xử lý, có thể lấy giá trung bình hoặc giá thấp nhất hoặc giá cao nhất nhưng không vượt giá gói thầu được duyệt và chủ đầu tư quyết định. Đề nghị giải thích rõ thế nào là báo giá, tránh trường hợp các cơ quan hiểu khác nhau khi áp dụng (Nếu theo cách hiểu 1: báo giá là giá mà DN ghi trên bảng chào giá gửi cho chủ đầu tư thì căn cứ xác định chỉ cần bảng/thư chào giá của DN. Nếu theo cách hiểu 2: Báo giá là giá đã được thực hiện giao dịch thành công trên thị trường thì căn cứ xác định là hợp đồng đã ký kết trước đó hoặc hóa đơn chứng từ thể hiện giá đã bán trước đó của hàng hóa, dịch vụ). - Quy định tại điểm d khoản 3: Đề nghị làm rõ kết quả thẩm định giá là kết hợp của báo giá + thẩm định giá hay như thế nào? Vì để có thẩm định giá thì phải có 1 mức giá đã được xác định. Thẩm định giá là thẩm định của giá nào, giá theo báo giá hay giá theo dự toán hay giá tương tự hay giá kê khai, niêm yết? - Quy định tại điểm đ khoản 3: Đối với căn cứ “giá kê khai, niêm yết của nhà sản xuất”, đề nghị quy định mở rộng đối với giá kê khai, niêm yết của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Lý do, sản phẩm CNTT có nhiều thiết bị của nhà sản xuất nước ngoài được DN trong nước cung cấp, phân phối nên có thể không lấy được giá kê khai, niêm yết của nhà sản xuất. c) Đề nghị bỏ đoạn này của khoản 4 Điều 16 “Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư hoặc xác định trên cơ sở định mức lương chuyên gia và số ngày công”. Lý do, pháp luật chuyên ngành đã có quy định cách thức lập dự toán đối với các chi phí tư vấn này. Nếu quy định như dự thảo Nghị định sẽ mâu thuẫn với pháp luật chuyên ngành và mâu thuẫn với khoản 1 và các căn cứ xác định giá gói thầu tại khoản 3 Điều này của dự thảo (quy định giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm. Đối với gói thầu có dự toán được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành, giá gói thầu căn cứ vào dự toán đã duyệt). d) Khoản 5 Điều 16: Đề nghị rà soát làm rõ điểm a (dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán) khác gì với điểm d (Dự toán mua sắm)? đ) Khoản 6: Đề nghị chuyển nội dung của khoản 6 sang Điều khác vì Điều này đang quy định lập giá gói thầu, không liên quan gì đến các mốc thời gian đối với các công việc. 4. Điều 119, điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu Đề xuất chọn phương án 2.

Phạm Văn Liệu| 06/09/2023 2:45:32 CHDự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022, Thông tư số 06/2021/TT-BKHĐT ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo điều 30 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15" 1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật này; Điểm b khoản 1 Điều 31 quy định: b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ. Như vậy Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong hầu hết các trường hợp (trừ trường hợp gói thầu đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ) do vậy phải bổ sung đầy đủ các biểu mẫu tổng hợp giá dự thầu "theo đơn giá cố định, theo đơn giá điều chỉnh, hỗn hợp ..." để có thể thực hiện đấu thầu khi Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Công ty TNHH Canon Việt Nam| 31/08/2023 4:30:33 CHDự thảo Nghị quyết áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

Công ty TNHH Canon Việt Nam xin kiến nghị cụ thể như sau: 1. Về đối tượng hỗ trợ: Chúng tôi nhận thấy rằng Dự thảo chỉ quy định duy nhất một đối tượng được hỗ trợ là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Quy tắc Thuế tối thiểu toàn cầu là những doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có quy mô lớn, đồng thời có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Việc quy định hỗ trợ cho một đối tượng duy nhất là chưa hợp lý, không đảm bảo theo chủ trương, quy định về đảm bảo ưu đãi tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại vì Luật Đầu tư quy định các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư gồm nhiều lĩnh vực ngành nghề, quy mô và địa bàn đầu tư như sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành….Thêm vào đó, quy định cũng chưa phù hợp với tình hình thực tiễn khi có nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chỉ duy nhất một đối tượng doanh nghiệp được hỗ trợ. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ tại khoản 5, Điều 2 của Dự thảo nhằm đảm bảo ưu đãi đầu tư theo chủ trương, quy định tại điểm c, khoản 1, điều 16 về ngành nghề ưu đãi đầu tư; điểm a, khoản 1, Điều 18 về hình thức hỗ trợ của Luật Đầu tư và khoản 1, Điều 14 về thời gian miễn, giảm thuế và khoản 1, 2, Điều 15 về các trường hợp giảm thuế khác của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và nhà nước, nhiều doanh nghiệp có thể thụ hưởng từ chính sách hỗ trợ này đồng thời vẫn phù hợp với việc chọn lọc đối tượng theo hướng dẫn của OECD. Cụ thể đề xuất như sau: “Điều 2: Đối tượng áp dụng 5. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử có quy mô vốn đăng ký đầu tư từ 7.000 tỷ đồng trở lên và sử dụng từ 15.000 lao động thường xuyên trở lên.” Việc đề xuất bổ sung đối tượng này là vì các lý do sau: - Đảm bảo chủ trương, quy định về đảm bảo ưu đãi đầu tư và công bằng cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi Trụ cột 2 như đã trình bày chi tiết ở trên. - Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng là những doanh nghiệp có quy mô lớn, không chỉ đóng góp vào duy trì, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động mà còn đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua duy trì và phát triển chuỗi nhà cung ứng, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trong chuỗi cung ứng đó. Cụ thể, Canon Việt Nam chúng tôi hiện có 130 nhà cung cấp linh kiện, nguyên, vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm tại VN trong tổng hơn 330 nhà cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu và tổng hơn 600 nhà cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và dịch vụ trên toàn cầu. 2. Về hình thức hỗ trợ đầu tư: Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 18 về hình thức hỗ trợ đầu tư tại Luật Đầu tư 2020 và tinh thần của OECD trong việc khuyến khích đầu tư thực chất, chúng tôi đề xuất bổ sung thêm hình thức hỗ trợ đầu tư vào Dự thảo Nghị quyết: “Điều 3: Hình thức hỗ trợ đầu tư 1. Hình thức hỗ trợ đầu tư: b, Hỗ trợ chi phí tạo tài sản cố định & hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư”. 3. Tên gọi của Dự thảo: Để đảm bảo tính logic của Dự thảo, chúng tôi đề xuất sửa đổi tên Dự thảo Nghị quyết thành “Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao & sản xuất sản phẩm điện tử quy mô lớn”. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự thấu hiểu, hỗ trợ của quý Cơ quan! Mọi thông tin, vui lòng liên hệ với đại diện công ty: Bà Đào Thị Thu Huyền PGĐ Bộ phận Đối ngoại & Trách nhiệm xã hội Điện thoại: 0985.228.582 Email: pl-nego@canon-vn.com.vn

Hiển thị từ 1 đến 10 trong 14 bản ghi
  1 2