Thứ hai, 00/00/2023
°

Kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước của Indonesia

Ngày 11/09/2013 - 10:25:00 | 2332 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Indonesia đã trải qua một thời gian dài thực hiện cải cách khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Một trong những cải cách mà Chính phủ nước này đã thực hiện là thành lập Bộ DNNN để quản lý các DNNN, thay vì các Bộ chủ quản.

Trước năm 1998, tại Indonesia, DNNN hoạt động dưới sự điều hành, quản lý chồng chéo giữa nhiều Bộ khác nhau; các chiến lược, kế hoạch kinh doanh thường phải chịu ảnh hưởng và sự chi phối của các quyết định hành chính của cơ quan chủ quản. Vì thế, khối DNNN hoạt động kém hiệu quả, thiếu minh bạch và trách nhiệm.
 
Cụ thể, trước năm 1993, DNNN nước này được điều hành bởi các Bộ chủ quản. Theo đó, các Bộ chủ quản ban hành các quy định về hoạt động của các DNNN. Cục DNNN (thuộc Bộ Tài chính) chỉ quản lý về tài sản và quyền sở hữu của Nhà nước tại DNNN.
 
Từ năm 1993 đến năm 1998, Indonesia thành lập Tổng cục DNNN thuộc Bộ Tài chính để quản lý về tài sản và quyền sở hữu của Nhà nước tại DNNN. Các DNNN chịu sự quản lý của Bộ Tài chính và Bộ chủ quản theo hướng Bộ chủ quản thực hiện quyền quản lý, điều hành DNNN dưới sự giám sát của Bộ Tài chính.
 
Sau năm 1998, Indonesia đã thành lập Bộ DNNN để quản lý các DNNN. Các Bộ chuyên ngành thực hiện chức năng xây dựng chính sách hơn là chức năng điều hành.
 
Và những cải cách lớn
 
Từ năm 1998 đến nay, Indonesia đã thực hiện nhiều cải cách đối với khối DNNN. Có thể kể đến là làn sóng cải cách sau khủng hoảng kinh tế năm 1998 – 1999 nhằm phục hồi khối DNNN. Theo đó, Chính phủ Indonesia xác định tái cơ cấu DNNN thuộc các lĩnh vực ngân hàng, điện, hàng không - những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng và nâng cao lợi nhuận của DNNN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng. Ban giám đốc hoặc Ban điều hành DNNN được trao nhiều quyền hơn. Đồng thời, tư nhân hóa các DNNN bằng cách mời các đối tác chiến lược tham gia để tăng cường sức cạnh tranh, gia nhập thị trường quốc tế. 
 
Làn sóng cải cách sau đó là những cải thiện mang tính nền tảng và cấu trúc để đưa Indonesia thoát ra khỏi khủng hoảng. DNNN được cải cách mạnh với mục tiêu phát triển thành những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, thu nhiều lợi nhuận. 
 
Nhiều nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra và triển khai thực hiện, như phục hồi từ khủng hoảng, tăng tốc trả nợ và phục hồi ngân sách quốc gia; tăng cường sức cạnh tranh; nâng cao an sinh xã hội.
 
Chuyên gia của Ngân hàng Thế giới trong cuộc làm việc gần đây với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã tóm lược các đặc trưng chính trong quản lý, hoạt động của DNNN Indonesia hiện nay là: tách biệt chức năng sở hữu và chức năng quản lý; cấp trên không can thiệp vào việc quản lý DNNN của cấp dưới; các quan hệ hợp tác giữa các DNNN với nhau trên nguyên tắc doanh nghiệp với doanh nghiệp…

Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách DNNN của Indonesia:

- Sự cam kết, quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống quản trị

- Thành lập Bộ DNNN giúp quản lý, điều hành DNNN nhanh, hiệu quả hơn

- Tập trung vào các DNNN có tác động lớn vào tình hình KT-XH

- Có cơ cấu quản trị phù hợp cho các DNNN

- Kiên trì theo đuổi mục tiêu dù có thể xuất hiện một số rào cản, phản ứng trong trong quá trình tái cấu trúc

- Không có công thức chung cho việc cải cách các DNNN

- Quá trình thực hiện cần minh bạch, có mục tiêu và lượng hóa được.

 


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác