Thứ hai, 00/00/2023
°

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021

Ngày 29/12/2021 - 12:55:00 | 2566 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

1. Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021 (Báo cáo số 282/BC-TCTK ngày 29/12/2021 của Tổng cục Thống kê)

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

- Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

- Hoạt động của doanh nghiệp: Trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.

Tính chung năm 2021, cả nước có 116,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.611,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 16,8% so với năm trước. Nếu tính cả 2.524,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 43,5 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm nay là 4.136 nghìn tỷ đồng, giảm 25,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, còn có 43,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (giảm 2,2% so với năm 2020), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

- Hoạt động dịch vụ: hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng khôi phục trở lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước (năm 2020 tăng 1,7%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

- Vận tải hành khách và viễn thông: Vận tải và viễn thông Hoạt động vận tải năm 2021 gặp khó khăn, đặc biệt khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư10 bùng phát trên diện rộng, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hoạt động vận tải trong nước khôi phục trở lại. Vận tải hành khách và hàng hóa quý IV/2021 đều tăng cao so với quý III/2021, trong đó vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%. Tuy nhiên, vận tải hành khách quý IV/2021 vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Tính chung năm 2021, vận chuyển hành khách giảm 33,0% so với năm trước, luân chuyển hành khách giảm 42,0%; vận chuyển hàng hóa giảm 8,7% và luân chuyển hàng hóa giảm nhẹ 1,8%.

- Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta tháng Mười Hai tăng 14,2% so với tháng trước do Việt Nam đang thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021, các chuyến bay thương mại quốc tế bắt đầu được khôi phục. Năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 157,3 nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước và giảm 99,1% so với năm 2019, trong đó chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.

- Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán: Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm trước.

- Hoạt động đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm trước, tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua13 nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Ước tính năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 713,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng vốn và giảm 2,9% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.720,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,5% và tăng 7,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 458,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% và giảm 1,1%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021, ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,30 tỷ USD, chiếm 72,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,63 tỷ USD, chiếm 13,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,54 tỷ USD, chiếm 7,8%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: Trong năm 2021 có 61 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 409,1 triệu USD, tăng 28,6% so với năm trước; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD.

- Thu, chi ngân sách Nhà nước: Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi giúp cho thu ngân sách Nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng và vượt dự toán năm. Chi ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng).

- Xuất, nhập khẩu: Trong tháng 12/2021, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 201620. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.

2. Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2021 (Báo cáo số 191/BC-TCTK ngày 29/9/2021 của Tổng cục Thống kê)

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.

GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những khó khăn, thách thức, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

- Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.

- Hoạt động của doanh nghiệp: Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng Chín có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Trong tháng 9/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; số vốn đăng ký chỉ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm 69,3%. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3% .

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2021 với 73,7% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn.

- Hoạt động dịch vụ: Trong tháng Chín, dịch Covid-19 bước đầu được kiểm soát ở một số địa phương, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ được phép hoạt động trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín tăng 6,5% so với tháng trước và giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 7,1% (cùng kỳ năm 2020 giảm 0,7%).

- Vận tải hành khách và viễn thông: Trong tháng Chín, nhiều địa phương nới lỏng dần giãn cách xã hội từ áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg xuống Chỉ thị số 15/CT-TTg nên vận tải hành khách và hàng hóa đều tăng so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm trước giảm 70,7% về lượng hành khách vận chuyển, giảm 79,2% về lượng hành khách luân chuyển và vận tải hàng hóa giảm 27,6% về sản lượng vận chuyển, giảm 15,9% về sản lượng luân chuyển. Tính chung 9 tháng năm 2021, vận chuyển hành khách giảm 23,8% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách giảm 30,9% và vận chuyển hàng hóa giảm 5,6%, luân chuyển hàng hóa giảm 0,3%.

- Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta trong quý III/2021 đạt 26,3 nghìn lượt người, giảm 40,3% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 9 tháng năm 2021, khách quốc tế đến nước ta đạt 114,5 nghìn lượt người, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước.

- Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tăng trưởng tín dụng đạt 7,17%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021. Kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng khá, đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2021 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán cho nền kinh tế tăng 12%.

- Hoạt động đầu tư: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước do nhiều địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng của hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Tổng số dự án đầu tư nước ngoài tính đến 20/9/2021 đăng ký cấp mới giảm 37,8% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng số vốn đăng ký tăng 20,6%. Vốn đăng ký cấp mới bình quân 1 dự án trong 9 tháng năm 2021 đạt 10,3 triệu USD/dự án (cùng kỳ năm 2020 đạt 5,3 triệu USD/dự án).

Ước tính 9 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 1.868,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 459,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,6% tổng vốn và giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.100,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58,9% và tăng 3,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 308,1 nghìn tỷ đồng, bằng 16,5% và giảm 3,4%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam  tính đến ngày 20/9/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2021, ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 9,57 tỷ USD, chiếm 72,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,74 tỷ USD, chiếm 13,1%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 8,5%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 9 tháng năm 2021 có 41 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 150,1 triệu USD, giảm 44,1% so với cùng kỳ năm trước; có 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 422,1 triệu USD , gấp gần 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước . Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 572,3 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước.

- Thu, chi ngân sách Nhà nước: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả thu ngân sách Nhà nước trong 9 tháng năm 2021. Chi ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 9/2021 ước tính đạt 22 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2021 đạt 1.034,2 nghìn tỷ đồng, bằng 77% dự toán năm (thu ngân sách Trung ương bằng 73,6%; thu ngân sách địa phương bằng 81,1%).

- Xuất, nhập khẩu: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng Chín giảm 2% so với tháng Tám. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 18,8%; nhập khẩu tăng 30,5% .

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Chín tăng 2,06%; CPI bình quân quý III/2021 tăng 2,51%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 . Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%.

- Lao động, việc làm: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm quý III/2021, lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước , tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I/2020 .

3. Tình hình kinh tế - xã hội quý II năm 2021 (Báo cáo số 141/BC-TCTK ngày 28/6/2021 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%.

GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 5,67%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 24,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 22,76%.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng đạt khá, đặc biệt là lúa đông xuân đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay ở mức 68,3 tạ/ha; chăn nuôi lợn phục hồi và chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, tổng đàn lợn và gia cầm thời điểm cuối tháng 6 ước tăng lần lượt 11,6% và 5,4% so với cùng thời điểm năm trước. Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu hồi phục, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại các thị trường nước ngoài tăng trở lại, sản lượng tôm thẻ chân trắng 6 tháng đầu năm tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

- Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý II/2021 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 11,45% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,91%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,06% của cùng kỳ năm 2020.

- Hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 67,1 nghìn doanh nghiệp tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34,3% về vốn đăng ký. Sự gia tăng về số lượng và vốn của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho thấy sự nỗ lực và tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 93,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 24,2%. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý II/2021 vẫn ghi nhận đánh giá tích cực khi có 68,2% số doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh quý II/2021 so với quý I/2021 tốt lên và giữ ổn định.

- Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy một số địa phương thực hiện giãn cách theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung những khu vực phát sinh dịch nên tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%).

- Vận tải và viễn thông: Trong tháng 6/2021, hoạt động vận tải hành khách tiếp tục gặp khó khăn khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội tại các địa bàn có sự bùng phát của dịch Covid-19. So với cùng kỳ năm 2020, vận tải hành khách tháng 6 giảm 20,3% về lượng hành khách vận chuyển và giảm 25,2% về lượng hành khách luân chuyển; tính chung 6 tháng đầu năm 2021, vận chuyển hành khách giảm 0,7%, luân chuyển hành khách giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm trước, vận tải hàng hóa tháng 6 tăng 8,6% về sản lượng vận chuyển và tăng 9,4% về sản lượng luân chuyển; tính chung 6 tháng đầu năm, vận chuyển hàng hóa tăng 11,5%, luân chuyển hàng hóa tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

- Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến Việt Nam trong quý II/2021 đạt 40,1 nghìn lượt người, giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến nước ta đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước.

- Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán: Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tính đến thời điểm ngày 21/6/2021 đạt 5,47% so với cuối năm 2020. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng tích cực, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; thị trường chứng khoán tăng mạnh với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế tăng 68%.

- Đầu tư phát triển: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 3% của năm 2020. 

Ước tính 6 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 1.169,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 295,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,3% tổng vốn và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 660,1 nghìn tỷ đồng, bằng 56,4% và tăng 7,4%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 214,4 nghìn tỷ đồng, bằng 18,3% và tăng 6,7%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,27 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 804 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD, giảm 43,3% về số dự án và tăng 13,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 460 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD, tăng 10,6%; có 1.855 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 1,60 tỷ USD, giảm 54,3%.

- Thu, chi ngân sách Nhà nước: Tiến độ thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 đạt khá trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ước tính đạt 57,7% dự toán năm. Chi ngân sách được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, ưu tiên chi cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 775 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 633,1 nghìn tỷ đồng, bằng 55,9%; thu từ dầu thô 18,5 nghìn tỷ đồng, bằng 79,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 122,8 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 501 nghìn tỷ đồng, bằng 48,3%; chi đầu tư phát triển 133,9 nghìn tỷ đồng, bằng 28,1%; chi trả nợ lãi 56,8 nghìn tỷ đồng, bằng 51,6%.

- Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 54 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1%. Cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2021 ước tính nhập siêu 1,47 tỷ USD.

+ Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 5/2021 đạt 26,19 tỷ USD, cao hơn 193 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,58 tỷ USD, tăng 5,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 18,92 tỷ USD, giảm 0,3%. Trong quý II/2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 79,23 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,1% so với quý I/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.

+ Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 02/2021 đạt 20.656 triệu USD, thấp hơn 144 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 3/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 28,2 tỷ USD, tăng 36,5% so với tháng trước. Tính chung quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,05 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50,26 tỷ USD, tăng 31,5%.

+ Xuất, nhập khẩu dịch vụ: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 5/2021 đạt 28,27 tỷ USD, cao hơn 267 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2021 ước tính đạt 27,5 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước. Trong quý II/2021, kim ngạch nhập khẩu đạt 83,5 tỷ USD, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 10,4% so với quý I/2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,9 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,2 tỷ USD, tăng 39,5%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 5/2021 nhập siêu 2,07 tỷ USD; 5 tháng nhập siêu 0,47 tỷ USD; tháng 6/2021 ước tính nhập siêu 1 tỷ USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,47 tỷ USD.

- Chỉ số giá: CPI tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng 6/2020. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 0,87%.

Lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

- Lao động và việc làm: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý II/2021 ước tính là 51,1 triệu người, tăng 44,7 nghìn người so với quý trước và tăng 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 51 triệu người, tăng 737,7 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 68,6%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 6 tháng đầu năm ước tính là 2,30% (quý I là 2,19%; quý II là 2,40%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,07%; khu vực nông thôn là 1,86%.

4. Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2021 (Báo cáo số 56/BC-TCTK ngày 28/3/2021 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, đóng góp 8,34% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 55,96%; khu vực dịch vụ tăng 3,34%, đóng góp 35,70%.

Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,59% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,08%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 17,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,38%.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi: rét đậm, rét hại, hạn hán và xâm nhập mặn không diễn ra gay gắt như cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa và sản lượng cây lâu năm đạt khá; đàn lợn tiếp tục đà hồi phục. Sản xuất lâm nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu các mặt hàng gỗ và lâm sản được mở rộng. Sản xuất thủy sản khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước, giá cá tra và tôm thương phẩm có xu hướng tăng.

- Sản xuất công nghiệp: Ngành công nghiệp quý I/2021 đạt mức tăng khá 6,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,45%, cao hơn tốc độ tăng 7,12% của cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn tốc độ tăng 14,30% của quý I/2018 và 11,52% của quý I/2019; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh.

- Hoạt động của doanh nghiệp: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng có vốn đăng ký tăng 27,5%, nguyên nhân do gia tăng số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng (tăng 36,8%) và giảm số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (giảm 3,3%). Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%, đây  phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài.

- Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2021 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,4%) cho thấy cầu tiêu dùng của người dân đã tăng trở lại. Tính chung quý I/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

- Vận tải và viễn thông: Trong tháng 3/2021, vận tải hành khách vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế đi lại nên lượng hành khách vận chuyển giảm 1,5% và hành khách luân chuyển giảm 5,8% so với tháng trước, trong khi vận tải hàng hóa có dấu hiệu tích cực hơn với mức tăng 5,3% lượng hàng hóa vận chuyển và tăng 7,7% lượng hàng hóa luân chuyển. Tính chung quý I/2021, vận chuyển hành khách giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách giảm 20,9% và vận chuyển hàng hóa tăng 10,2%, luân chuyển hàng hóa tăng 4,4%.

- Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta tháng 3/2021 đạt 19,4 nghìn lượt người, tăng 77,3% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 95,7% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam và lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ. Tính chung quý I/2021, khách quốc tế đến nước ta đạt 48,1 nghìn lượt người, giảm 98,7% so với cùng kỳ năm trước.

- Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán: Dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường làm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng; thị trường bảo hiểm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định; thị trường chứng khoán tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế quý I/2021 tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.

- Đầu tư phát triển: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2021 theo giá hiện hành ước đạt 507,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 đã được kiểm soát thành công tại Việt Nam. Đây cũng là động lực quan trọng để việc huy động và sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các quý tiếp theo của năm 2021.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2021 theo giá hiện hành ước tính đạt 507,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý I/2021 ước tính đạt 68,1 nghìn tỷ đồng, bằng 14,9% kế hoạch năm và tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 11,8% và tăng 18%).

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2021 có 14 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 140,2 triệu USD, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước; có 6 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 431,9 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 572,1 triệu USD.

- Thu, chi ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2021 ước tính đạt 320,1 nghìn tỷ đồng, bằng 23,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 269 nghìn tỷ đồng, bằng 23,7%; thu từ dầu thô 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 28%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 44,1 nghìn tỷ đồng, bằng 24,7%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2021 ước tính đạt 264,2 nghìn tỷ đồng, bằng 15,7% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 196,8 nghìn tỷ đồng, bằng 19%; chi đầu tư phát triển 39,1 nghìn tỷ đồng, bằng 8,2%; chi trả nợ lãi 27,9 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4%.

- Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: Quý I/2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2021 ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%. Cán cân thương mại hàng hóa quý I/2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD.

+ Xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 02/2021 đạt 20.196 triệu USD, cao hơn 196 triệu USD so với số ước tính.Tính chung quý I/2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 18,3 tỷ USD, tăng 4,9%, chiếm 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 59,04 tỷ USD, tăng 28,5%, chiếm 76,3%.

+ Nhập khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 02/2021 đạt 20.656 triệu USD, thấp hơn 144 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 3/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 28,2 tỷ USD, tăng 36,5% so với tháng trước. Tính chung quý I/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,05 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50,26 tỷ USD, tăng 31,5%.

Xuất, nhập khẩu dịch vụ: Trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 869 triệu USD, giảm 77,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 34 triệu USD (chiếm 3,9% tổng kim ngạch), giảm 98,6%; dịch vụ vận tải đạt 70 triệu USD (chiếm 8,1%), giảm 86,9%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ quý I năm nay ước tính đạt 4,98 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 2,38 tỷ USD (chiếm 47,7% tổng kim ngạch), tăng 25%; dịch vụ du lịch đạt 900 triệu USD (chiếm 18,1%), giảm 34,8%. Nhập siêu dịch vụ quý I/2021 là 4,11 tỷ USD, gấp gần 5 lần kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tăng 2,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá: CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,31% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng Ba tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016; CPI bình quân quý I/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong 20 năm qua.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2021 giảm 0,12% so với tháng trước và tăng 0,73% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

- Lao động và việc làm: Tình hình lao động, việc làm cả nước trong quý I/2021 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng Một. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lần lượt là 2,42% và 2,20%, tăng so với quý I/2020.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác