Thứ hai, 00/00/2023
°

Tình hình kinh tế xã hội quý II và 6 tháng năm 2023 tỉnh Bình Phước

Ngày 29/06/2023 - 11:10:00 | 451 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại số liệu kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm, ước tính kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023 như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 7,27% (quý I tăng 7,60%, quý II tăng 6,84%) so với cùng kỳ năm 2022. Tăng trưởng kinh tế tỉnh 6 tháng đầu năm đứng thứ nhất vùng Đông Nam Bộ, và thứ 14 so với cả nước.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 8,64% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 9,40%, quý II tăng 5,76%), đóng góp 2,56 điểm % vào mức tăng trưởng chung.

Khu vực công nghiệp - xây dựng ước tính 6 tháng đầu năm 2023 tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 3,44%, quý II tăng 7,46%), làm tăng 1,43 điểm %.

Ước tính tăng trưởng khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 9,20% (quý I tăng 10,35%, quý II tăng 7,67%), đóng góp 3,18 điểm %. Đóng góp của ngành dịch vụ vào mức tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh ngày càng tăng. 

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 2,65% (quý I tăng 3,43%, quý II tăng 1,72%).

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,61%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,26%; khu vực dịch vụ chiếm 33,45%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,67%.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

Tính đến ngày 15/6/2023, tình hình sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh ước thực hiện, cụ thể như sau: cây lúa 6.238 ha giảm 0,43% (-27 ha) so với cùng kỳ năm trước; cây bắp 951 ha, giảm 2,36% (-23 ha); khoai lang 345 ha, giảm 20,69%; khoai mỳ 4.401 ha, giảm 5,19%; cây mía 104 ha, giảm 14,75% (+1 ha); rau các loại 1.877 ha, tăng 1,19% (+22 ha); đậu các loại 103 ha, giảm 4,63% so cùng kỳ.

Vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 ước tính diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm đạt 5.645 ha, giảm 4,43% (-262 ha) so với chính thức vụ Đông xuân năm 2021-2022, trong đó:

- Diện tích lúa gieo trồng được 2.821 ha, tăng 0,16% (+5 ha); năng suất ước đạt 39,88 tạ/ha, giảm 0,11 tạ/ha; sản lượng đạt 11.250 tấn, giảm 0,12% (-14 tấn);

- Cây ngô 320 ha, giảm 1,98% (-6,45 ha); năng suất đạt 45,31 tạ/ha, giảm 0,26 tạ/ha; sản lượng đạt 1.450 tấn, giảm 2,54% (-38 tấn);

- Khoai lang gieo trồng được 23 ha, giảm 47,97% (-21 ha); năng suất đạt 55,78 tạ/ha, tăng 1,09 tạ/ha;

- Rau các loại 1.271 ha, giảm 12,69% (-185 ha); năng suất đạt 72,77 tạ/ha, giảm 2,57 tạ/ha; sản lượng đạt 9.252 tấn, giảm 15,67% (-1.719 tấn);

- Đậu các loại 42 ha, giảm 37,16% (-25 ha), năng suất đạt 8,15 tạ/ha, giảm 0,12 tạ/ha, sản lượng đạt 34 tấn, giảm 38,05% (- 21 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Đối với cây lâu năm: Các loại cây lâu năm của tỉnh phát triển ổn định, trong tháng 6 cây cao su đã vào mùa khai thác và đa số các loại cây ăn quả cũng đã và đang thu hoạch. Tổng diện tích cây lâu năm của tỉnh ước tính có 439.177 ha, tăng 0,19% (+827 ha) so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

Cây ăn quả các loại 14.423 ha, chiếm 3,28% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 14,38% (+1.813 ha) so với cùng kỳ.

Cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh 424.373 ha, chiếm 96,63%, giảm 0,23% (-989 ha) so với cùng kỳ năm 2022. Chia ra: cây điều hiện có 151.878 ha, tăng 743 ha, sản lượng ước đạt 199.150 tấn, tăng 27.274 tấn; cây hồ tiêu hiện có 13.607 ha, giảm 1.334 ha, sản lượng ước đạt 23.540 tấn, giảm 2.570 tấn; cây cao su 244.925 ha, tăng 227 ha, sản lượng ước đạt 125.490 tấn, tăng 3.408 tấn; cây cà phê 13.963 ha, giảm 625 ha, sản lượng cà phê 6 tháng đầu năm chưa có.

Tình hình sâu bệnh: Công tác bảo vệ thực vật đã được các cấp, các ngành quan tâm, trong 6 tháng đầu năm trên cây trồng chủ lực của tỉnh có xuất hiện một số loài sâu bệnh nhưng ở mức nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.

Giá một số hàng nông sản và hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong tháng 6/2023 như sau: Mủ cao su sơ chế 28.697 đồng/kg, cà phê nhân 44.927 đồng/kg, hạt điều khô 32.204 đồng/kg, hạt tiêu khô 74.448 đồng/kg.

b. Chăn nuôi

Số lượng gia súc, gia cầm tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2023 gồm có:

Đàn trâu hiện có 13.856 con (+36 con) so với cùng kỳ. Lũy kế đến tháng 6, số con suất chuồng đạt 2.849 con (+7 con), sản lượng xuất chuồng đạt 652 tấn (+4 tấn).

Đàn bò hiện có 40.156 con (+50 con) so với cùng kỳ. Lũy kế đến tháng 6 số con suất chuồng đạt 8.361 con (+11 con), sản lượng xuất chuồng đạt 1.480 tấn (+2 tấn).

Đàn lợn hiện có 1.955.617 con (+315.279 con) so với cùng kỳ. Lũy kế đến tháng 6 số con xuất chuồng đạt 1.223.171 con (+328.539 con), sản lượng xuất chuồng đạt 121.094 tấn (+35.209 tấn).

Đàn gia cầm hiện có 9.989 ngàn con (+975 ngàn con) so với cùng kỳ. Lũy kế đến tháng 6 sản lượng xuất chuồng đạt 42.676 tấn (+12.797 tấn), sản lượng trứng ước đạt 193.792 ngàn quả (+69.357 ngàn quả).

Tình hình dịch bệnh trên tổng đàn gia súc và gia cầm: Trong tháng, tình hình dịch bệnh ổn định, không có các ổ dịch phát sinh. Lũy kế đến tháng 6 toàn tỉnh đã phát sinh dịch tả lợn Châu Phi của 11 hộ, đã tiêu hủy 536 con heo, ước thiệt hại 2,62 tỷ đồng.

2.2. Lâm nghiệp

Trồng rừng: 6 tháng đầu năm 2023 chưa thực hiện được công tác trồng rừng do lượng mưa chưa đều để trồng rừng, các đơn vị được giao trồng rừng đang xử lý thực bì, cày đất để chuẩn bị trồng mới cây lâm nghiệp.

Về khai thác, trong 6 tháng toàn tỉnh ước tính khai thác được 22,29 nghìn m3 gỗ (-0,43 nghìn m3) so với cùng kỳ; lượng củi khai thác ước đạt 6.505 Ste (-1.276 Ste).

2.3. Thủy sản

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn được duy trì ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Tiếp tục duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản với 1.198 ha hiện có (trong đó chủ yếu là diện tích nuôi cá). Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt sản lượng thủy sản thu được ước đạt 1.101 tấn, giảm 2,48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản khai thác đạt 164 tấn, giảm 1,23%; Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 937 tấn, giảm 2,70%.

2.4. Kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp; kinh tế trang trại

Kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất: Toàn tỉnh hiện có 225 Hợp tác xã và 86 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 505 trang trại (trong đó: có 288 trang trại trồng trọt và 216 trang trại chăn nuôi và 01 loại hình trang trại khác).

2.5. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới

Toàn tỉnh đã có 73/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 21 xã đạt chẩn nông thôn mới nâng cao. Kế hoạch năm 2023 tỉnh tiếp tục phấn đấu đưa 7 xã về đích, 6 xã nâng cao và một huyện về đích nông thôn mới.

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 6 ước tính tăng 5,04% so với tháng trước, tăng 12,56% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khai khoáng tăng 8,54% so với tháng trước, tăng 28,34% so với cùng kỳ năm trước; Tương tự: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,74%, tăng 12,82%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt & nước nóng tăng 11,86%, tăng 3,44%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,59%, tăng 12,69%.

Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 2,89%, quý II tăng 13,05%). Trong các ngành khai khoáng tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,84%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,57%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,16%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Thức ăn cho gia cầm tăng 29,65%; Thịt gà đông lạnh tăng 24,84%; Hạt điều nhân tăng 13,22%; Dịch vụ in trờn sợi và vải (gồm cả đồ để mặc) tăng 8,27%; Đá xây dựng khác tăng 6,95%... Một số sản phầm có mức giảm như: Dịch vụ sản xuất giày, dép giảm 26,11%; Dịch vụ hoàn thiện sản phẩm dệt khác giảm 9,44%; Dịch vụ sản xuất tấm, phiến, ống và cốc các mặt nghiêng bằng plastic giảm 8,06%; Ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự giảm 1,62%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2023 giảm 62,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm mạnh: Sản xuất đồ uống giảm 71,90%; Sản xuất xe có động cơ giảm 68,69%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 40,92%... Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước đến 30/6/2023 tăng 73,00% so với cùng kỳ năm trước.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 6 ước tính tăng 4,40% so với tháng trước và giảm 7,57% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 6,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 4,72%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 43,36%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,01%.

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Tình hình phát triển doanh nghiệp: Tính từ đầu năm đến nay, có 500 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn đăng ký 6.000 tỷ đồng, bằng 79,11% về số doanh nghiệp, bằng 77,30% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 41,70% kế hoạch năm. Lũy kế đến hết tháng 6/2023 số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn là 11.172 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 191.652 tỷ 907 triệu đồng.

* Xu hướng sản xuất kinh doanh

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2023 cho thấy: có 28,81% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II năm nay tốt hơn quý trước; 35,59% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 35,59% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý III/2023 có 45,76% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 25,42% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 28,81% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đánh giá lạc quan nhất khi có tới 32,43% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2023 tốt hơn; tỷ lệ này ở Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 23,81%.

5. Hoạt động dịch vụ

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 năm 2023 ước tính đạt 6.510,18 tỷ đồng, tăng 1,56% so với tháng trước và tăng 16,27% so với cùng kỳ. Ước quý II năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 19.258,99 tỷ đồng, tăng 3,49% so với quý trước, tăng 16,81% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 37.871,94 tỷ đồng, tăng 23,54% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 6 năm 2023 ước tính 5.295,74 tỷ đồng, tăng 1,50% so với tháng trước, tăng 13,73% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm doanh thu bán lẻ ước đạt 30.886,41 tỷ đồng, tăng 20,61% so với cùng kỳ năm trước. 

- Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 6 năm 2023 ước đạt 612,69 tỷ đồng, tăng 2,28% so với tháng trước, tăng 11,30% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 3.575,65 tỷ đồng, tăng 19,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: dịch vụ lưu trú ước đạt 126,09 tỷ đồng, tăng 12,02% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 3.449,56 tỷ đồng, tăng 19,78% so với cùng kỳ.

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 6 năm 2023 ước đạt 1,37 tỷ đồng, tăng 5,07% so với tháng trước, tăng 37,36% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 7,84 tỷ đồng, tăng 164,81% so với cùng kỳ năm trước.

- Doanh thu dịch vụ khác ước tháng 6 năm 2023 đạt 600,38 tỷ đồng, tăng 1,29% so với tháng trước, tăng 53,38% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm doanh thu dịch vụ khác ước đạt 3.402,04 tỷ đồng, tăng 65,70% so với cùng kỳ năm trước.

5.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2023 ước đạt 329,25 triệu USD, tăng 9,02% so với tháng trước và giảm 13,72% so với cùng kỳ năm 2022. Ước 6 tháng đầu năm đạt 1.784,4 triệu USD, giảm 8,65% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 43% so với kế hoạch năm.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2023 ước đạt 242,18 triệu USD, tăng 4,35% so với tháng trước và tăng 10,94% so với cùng kỳ năm 2022. Ước 6 tháng đầu năm đạt 1.138,64 triệu USD, giảm 2,88% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 51,06% so với kế hoạch năm.

5.3. Giao thông vận tải

Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng 6/2023 ước đạt 233,46 tỷ đồng, tăng 3,21% so với tháng trước, tăng 73,31% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng doanh thu ước đạt 1.328,87 tỷ đồng, tăng 80,92% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Vận tải hành khách: Trong tháng, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 585,42 ngàn hành khách, tăng 4,24% so với tháng trước và tăng 133,67% so với cùng kỳ; Số lượt hành khách luân chuyển trong tháng ước đạt 124,15 triệu hành khách.km, tăng 3,35% và tăng 148,16%; doanh thu ước tính đạt 133,21 tỷ đồng, tăng 3,35% và tăng 162,46%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, số lượt hành khách vận chuyển đạt 3.413,26 ngàn lượt hành khách, tăng 176,71% so với cùng kỳ năm trước; Số lượt hành khách luân chuyển đạt 717,55 triệu lượt hành khách.km, tăng 186,84%; doanh thu đạt 767,65 tỷ đồng, tăng 185,09%.

Vận tải hàng hóa: Trong tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 163,56 ngàn tấn, tăng 3,57% so với tháng trước và tăng 20,04% so với cùng kỳ năm trước; Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 22,31 triệu tấn.km, tăng 3,06% và tăng 26,29%; doanh thu ước tính đạt 91,46 tỷ đồng, tăng 3,21% và tăng 16,38%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 912,99 ngàn tấn, tăng 13,85% so với cùng kỳ năm trước; Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 126,039 triệu tấn.km, tăng 19,88%; doanh thu đạt 515,12 tỷ đồng, tăng 17,78%.

Hoạt động hỗ trợ vận tải, bưu chính chuyển phát: Trong tháng, doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải ước tính đạt 3,31 tỷ đồng, tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 30,28% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu hoạt động bưu chính chuyển phát ước tính đạt 5,47 tỷ đồng, tăng 1,50% so với tháng trước và tăng 93,93% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, hoạt động hỗ trợ vận tải ước tính đạt 18,60 tỷ đồng, tăng 26,87% so với cùng kỳ; hoạt động bưu chính chuyển phát ước tính đạt 27,50 tỷ đồng, tăng 62,07% so với cùng kỳ năm trước.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng

Hoạt động huy động vốn: đến 30/6/2023 ước đạt 51.670 tỷ đồng, giảm 1.065 tỷ đồng, giảm 2,02% so với cuối năm 2022. Trong đó: vốn huy động bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng lớn 98,80%, vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm 1,20% trên huy động vốn toàn địa bàn.

Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng Đến 30/6/2023 ước đạt 119.750 tỷ đồng, tăng 12.613 tỷ đồng, tăng 11,77% so với cuối năm 2022. Trong đó: dư nợ bằng Việt Nam đồng chiếm 92,32%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 7,68%; Dư nợ ngắn hạn chiếm 75,85%, dư nợ trung, dài hạn chiếm 24,15% so với tổng dư nợ cho vay.

2. Bảo hiểm

Tính đến ngày 31/05/2023, tổng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 886.197 người, tăng 7.505 người (+0,9%) so với tháng trước, tăng 76.838 người (+9,5%) so với cùng kỳ năm trước và đạt 92% kế hoạch BHXH Việt Nam giao năm 2023.

Lũy kế số thu tính từ đầu năm đến ngày 31/05/2023 là 1.482.466 triệu đồng, tăng 171.030 triệu đồng (+13%) so với cùng kỳ năm trước, đạt 36,9% Kế hoạch BHXH Việt Nam giao.

Từ đầu năm đến ngày 31/05/2023 chi với số tiền là: 878.181 triệu đồng, tăng 82.416 triệu đồng (+12%) so với cùng kỳ, trong đó: Chi BHXH là 806.805 triệu đồng (+12%) so với năm 2022; Chi BHTN là 71.376 triệu đồng (- 4%) so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế chi KCB BHYT từ đầu năm đến ngày 31/05/2023 là 207.448 triệu đồng/661.281 lượt người. Số tiền chi trả KCB BHYT tăng 13% so với năm 2022, số lượt KCB BHYT tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

3. Đầu tư và xây dựng

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện ước đạt 14.780,93 tỷ đồng, tăng 28,19% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 74,68% trong tổng vốn đầu tư, tăng 38,03% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 6 ước tính ước đạt 488,72 tỷ đồng, tăng 10,50% so với tháng trước và tăng 4,05% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thực hiện 388,87 tỷ đồng, tăng 13,06% và tăng 5,00%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện thực hiện 99,85 tỷ đồng, tăng 1,54% và tăng 0,53%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm ước 2.094,89 tỷ đồng, tăng 7,10%, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thực hiện 1.584,14 tỷ đồng, tăng 4,55%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện thực hiện 510,75 tỷ đồng, tăng 15,85%.

Trong tháng tiếp tục thi công các công trình trọng điểm như: Xây dựng hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp Chơn Thành II; Xây dựng cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2); Xây dựng mương thoát nước mưa và thoát nước thải ngoài hàng rào khu công nghiệp Minh Hưng III mở rộng; Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới - Tiểu dự án tỉnh Bình Phước (đường Minh Lập - Lộc Hiệp); Đường giao thông kết hợp du lịch hồ thủy lợi Phước Hòa; Xây dựng tuyến kết nối ĐT.753B với đường Đồng Phú - Bình Dương (đoạn Lam Sơn - Tân Phước)…

Thu hút đầu tư trong nước: 6 tháng đầu năm ước thu hút được 15 dự án với số vốn là 3.500 tỷ đồng, bằng 45,5% về số dự án và bằng 63,74% về số vốn so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 29,17% kế hoạch năm.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Trong tháng, trên địa bàn tỉnh thu hút được 02 dự án với số vốn 18,78 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023 đã thu hút được 13 dự án với số vốn là 585,271 triệu USD.

4. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 6 tháng đầu năm 2023 là 5.448,71 tỷ đồng, đạt 33,78% so với dự toán HĐND tỉnh giao đầu năm, giảm 22,76% so với cùng kỳ, trong đó:

Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước ước 4.849,71 tỷ đồng, đạt 32,53% so kế hoạch HĐND giao, giảm 25,44% so với cùng kỳ. Trong đó thu từ sản xuất kinh doanh trong nước: thu từ doanh nghiệp nhà nước ước 471 tỷ đồng, đạt 40,26% so kế hoạch, giảm 19,84% so với cùng kỳ; thu từ kinh tế ngoài quốc doanh ước 903,71 tỷ đồng, đạt 48,59% so kế hoạch, giảm 0,37% so với cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ước 280,00 tỷ đồng, đạt 32,56% so kế hoạch, giảm 28,23% so với cùng kỳ; thu xổ số kiến thiết ước 740 tỷ đồng, đạt 74% so kế hoạch, tăng 49,03%; khoản thu tiền sử dụng đất ước 1.000 tỷ đồng, đạt 18,16% so kế hoạch, giảm 39,81% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 8.372,00 tỷ đồng, đạt 46,67% so với dự toán năm, tăng 21,18% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển: 4.579,29 tỷ đồng, đạt 76,07% dự toán, tăng 17,55% so với cùng kỳ; chi thường xuyên: 3.789,00 tỷ đồng, đạt 38,62% dự toán, tăng 25,87% so với cùng kỳ.

5. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2023 tăng 0,39% so với tháng trước; tăng 2,59% so với tháng 12/2022 và tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2023 tăng 4,23% so với quý II/2022. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,39% của CPI tháng 06/2023 so với tháng trước, có 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng giữ giá ổn định.

- Chín nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

+ Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,75% trong đó mặt hàng lương thực trong tháng có giá gạo tăng là chủ yếu (+0,29%), do thị trường xuất khẩu sôi động. Bên cạnh đó, giá thịt gia súc tăng 3,18% (trong đó thịt lợn tăng 4,79%) do nguồn cung đang giảm sút trong khi sức mua tăng trở lại; Giá thịt gia cầm tăng 0,47% do chi phí chăn nuôi tăng.

+ Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,47% tập trung chủ yếu ở các mặt hàng điện lạnh do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng tăng (Trong đó, giá điều hòa nhiệt độ tăng 1,52%; tủ lạnh tăng 0,37%; thiết bị khác tăng 0,14%).

+ Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,33% chủ yếu tăng giá điện sinh hoạt (+3,41%) do giá nhiên liệu tiếp tục tăng cao. Giá gas giảm 8,88% giá gas trong nước điều chỉnh giảm 35.000 đồng/bình 12 kg. Giá dầu hỏa giảm 2,41% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá vào ngày 01/6/2023, 12/6/2023 và 21/6/2023.

+ Nhóm giao thông tăng 0,15% chủ yếu do giá xăng, dầu điều chỉnh tăng, giảm vào ngày 01/6/2023, 12/6/2023 và 21/6/2023 làm cho chỉ số giá nhóm xăng, dầu tăng 0,49% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,02%.

+ Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14% chủ yếu do giá dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 3,84%.

+ Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,07%.

+ Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,05% do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng.

+ Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,02%.

+ Nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,01%.

- Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá ổn định gồm: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.

Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá bình quân tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm hàng tăng giá so với bình quân cùng kỳ năm trước: Nhóm nhà ở và vật liệu xây tăng 22,74%; Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 6,42%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,62%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,08%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,03%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,04%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,70%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,11%; Nhóm giáo dục tăng 1,58%. Có 2 nhóm hàng giảm giá so với bình quân cùng kỳ năm trước: Giao thông giảm 5,27%; Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,46%.

Chỉ số giá vàng: Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới trượt dốc sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng tăng lãi suất. Tính đến ngày 23/6/2023, giá vàng giảm 0,96% so với tháng trước; tăng 1,40% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá vàng tăng 0,04%.

Chỉ số giá đô la Mỹ: Giá đồng USD tăng nhẹ sau khi giảm trước đó do thỏa thuận về trần nợ của Mỹ làm tăng rủi ro trên thị trường. Tại thị trường trong nước giá đồng USD tăng 0,10% so với tháng trước và tăng 1,35% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,94%.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm và đời sống dân cư

- Công tác lao động - việc làm

Ước 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 30.000/40.000 lao động, đạt 75% kế hoạch năm; thu hút lao động ngoài tỉnh 2.282 người. Đào tạo nghề cho 3.550/25.000 người (trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp), đạt 14,2% kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 64,5/65%; Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đạt 3%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội ước đạt 28,76/38%.

Tổ chức tư vấn nghề, giới thiệu việc làm cho 9.487 người; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 4.800 người.

Số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp tại địa phương từ ngày 01/4/2023 đến ngày 15/6/2023 là 17.010 người. Trong đó: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 36 người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 16.974 người. Luỹ kế 6 tháng đầu năm số lao động nghỉ giãn việc là 18.841 người. Trong đó: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 36 người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 18.805 người.

Số lao động thôi việc, mất việc của các doanh nghiệp tại địa phương từ ngày 01/4/2023 đến ngày 15/6/2023 là 1.395 người. Trong đó: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 79 người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.316 người. Luỹ kế 6 tháng đầu năm số lao động thôi việc, mất việc là 2.202 người. Trong đó: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 79 người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2.123 người.

- Đời sống dân cư

Nhìn chung đời sống dân cư 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều cải thiện về mặt tinh thần cũng như về vật chất, văn hoá, giáo dục phát triển toàn diện, các chính sách xã hội được chú trọng, tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.

Tình hình tiền lương, chính sách đối với đời sống công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh vẫn được đảm bảo, chế độ nâng lương định kỳ, bảo hiểm xã hội… góp phần ổn định hơn về đời sống vật chất, tinh thần, yên tâm công tác.

2. Công tác an sinh xã hội

- Việc chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội

Về tình hình hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác: Toàn tỉnh đã vận động từ các tổ chức, cá nhân, các từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, các nhà tài trợ tổng số là 49.617 phần quà trị giá 24.908.500.000 đồng trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

- Công tác bảo trợ xã hội

Công tác nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (viết tắt là BTXH): Tính chung 6 tháng đầu năm, cơ sở cai nghiện ma túy đã tiếp nhận, quản lý, cai nghiện cho 234 học viên, đạt 84,8% so với cùng kỳ năm 2022; giải quyết tái hòa nhập cho 181 học viên, đạt 101,7% so với cùng kỳ. Hiện cơ sở đang quản lý và chữa bệnh cho 731 đối tượng. Cơ sở đã tổ chức các buổi tuyên truyền tập thể định kỳ về giáo dục pháp luật với trên 17.640 lượt học viên tham gia.

- Công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Các chế độ chính sách cho người có công được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, kết quả trên toàn tỉnh đã tặng 25.950 phần quà với tổng số tiền là 10.627.800.000 đồng… Về công tác giải quyết hồ sơ, ước 6 tháng đầu năm tiếp nhận xử lý giải quyết 3.000 hồ sơ đối tượng chính sách người có công với cách mạng.

3. Giáo dục, đào tạo

Trong tháng, ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo Chương trình, kế hoạch làm việc năm 2023.

Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2022-2023. Tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024. Chuẩn bị cho việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên theo Kế hoạch năm 2023 của UBND tỉnh; biên soạn tài liệu giáo dục địa phương lớp 8, lớp 11.

4. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Tình hình các loại dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đã chú động triển khai thực hiện các biện pháp, không để dịch bùng phát xảy ra hiện tượng “dịch chồng dịch”. Trong tháng: Sốt rét không ghi nhận ca mắc; Sốt xuất huyết 335 ca, tăng 204 ca so với tháng trước, 01 ca tử vong, phát hiện 47 ổ dịch và xử lý 47 ổ dịch; Tiêu chảy tổng số ca mắc 75 ca, không có tử vong; Chân – tay – miệng 80 ca, tăng 59 ca so với tháng trước, 01 ca tử vong.

Các chương trình mục tiêu y tế - dân số khác như: phòng chống suy dinh dưỡng, dân số và phát triển, phòng chống lao, phong, bướu cổ…vẫn duy trì hoạt động theo kế hoạch đề ra. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu ước 6 tháng đầu năm 2023: Số giường bệnh/vạn dân đạt 28,5 giường; Số bác sỹ/vạn dân đạt 8,6 bác sỹ; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 10%; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92%.

5. Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

Công tác tuyên truyền: Tổ chức và thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan, nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của địa phương. Kết quả, thực hiện in ấn và thi công trang trí được: 7.230 m băng rôn, 45.502 m2 panô, 39.998 m2 panơ, treo hơn 33.900 lượt cờ các loại; tuyên truyền 2.930 giờ xe lưu động; viết tin bài đăng trên trang Website, tạp chí của ngành và của đơn vị.

Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Trong 6 tháng đầu năm, tổng số lượng khách tham quan và tương tác là 306.305 lượt người (trong đó: tham quan tại Bảo tàng tỉnh là 11.315 lượt người; tại các di tích là 53.631 lượt người; tương tác qua nền tảng công nghệ số là 241.359 lượt).

Nghệ thuật biểu diễn và hoạt động quần chúng: Trong tháng, Trung tâm Văn hóa tỉnh phục vụ chương trình lưu động tại cơ sở và phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương được 85 buổi, thu hút hơn 18.800 lượt khán giả; chiếu bóng lưu động phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, kết quả chiếu được 306 buổi, thu hút hơn 23.900 lượt người xem.

Hoạt động thư viện: Tổ chức không gian sách mừng Đảng - mừng Xuân Quý Mão 2023 tại Quảng trường tỉnh; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4)… Trong 6 tháng đầu năm, Thư viện tỉnh cấp 76 thẻ thư viện; phục vụ 2.535.775 lượt bạn đọc tại thư viện, trên website; sách báo điện tử…; tổng số tài liệu lưu hành là 256.052 lượt.

Thể dục thể thao: Trong 6 tháng đầu năm, đội tuyển thể thao tỉnh tham dự 36 giải thể thao cấp khu vực, toàn quốc và quốc tế, kết quả đạt 29 HCV, 30 HCB, 38 HCĐ.

Hoạt động du lịch: Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động du lịch với lượt khách tham quan đạt 465.335 lượt khách, tăng 28,23% so với cùng kỳ và đạt 47,68% kế hoạch năm 2023. Trong đó: khách nội địa: 461.380 lượt khách; khách quốc tế: 3.955 lượt khách. Tổng thu du lịch 06 tháng đầu năm 2023 đạt: 243,50 tỷ đồng, tăng 59,09% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 46,35% kế hoạch năm 2023.

6. Tai nạn giao thông

Trong tháng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên, có 15 người chết và 7 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong tháng tăng 6,67%; số người chết tăng 15,38%; số người bị thương tăng 16,67%. Tính chung 6 tháng năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, làm 59 người chết, 28 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 16,67%; số người chết giảm 6,35%; số người bị thương giảm 51,72%.

Tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện 22.949 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 10.745 phương tiện, tước 6.066 giấy phép lái xe, cảnh cáo 393 trường hợp, xử lý hành chính 20.842 trường hợp. Số tiền nộp kho bạc nhà nước 70,20 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là chạy quá tốc độ (9.252 trường hợp), không có giấy phép lái xe (5.966 trường hợp), không đội mũ bảo hiểm (2.389 trường hợp), không đi đúng làn đường quy định (792 trường hợp) và nồng độ cồn (4.863 trường hợp).

7. Thiệt hại thiên tai

Trong tháng 6 năm 2023 trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ thiên tai. Do ảnh hưởng của thời tiết đã có mưa kèm gió lốc làm 04 căn nhà bị sập, 34 căn nhà bị tốc mái và nhiều tài sản khác bị thiệt hại. Uớc tính giá trị thiệt hại gây ra khoảng 6 tỷ đồng.

8. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy, nổ nào. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 là 8 vụ cháy, nổ, thiệt hại khoảng 480 triệu đồng và không có thiệt hại về người.

Trong tháng, cơ quan chức năng đã phát hiện 30 vụ vi phạm môi trường, giảm 8 vụ so với thán trước, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến tháng 6 năm 2023 số vụ vi phạm môi trường đã phát hiện là 132 vụ, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, đã xử lý 90 vụ; Số tiền xử phạt 667,9 triệu đồng.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác