Thứ hai, 00/00/2023
°

Tinh hình kinh tế - xã hội tháng 12 năm 2023 của tỉnh Đồng Nai

Ngày 09/01/2024 - 16:38:00 | 331 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính Phủ về nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023; Nghị quyết sô 08/NQ-TU của Tỉnh Uỷ và Nghị quyết số 11/NQ-HDND tỉnh Đồng Nai về các giải pháp, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2023. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh; cùng với sự nỗ lực cộng đồng doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước và các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã phát huy tác dụng, hiệu quả, tạo động lực khôi phục phát triển kinh tế...đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến không thuận lợi do ảnh hưởng của chiến tranh, lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế thế giới diễn ra đã ảnh hưởngtình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống xã hội của cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung đã gặp không ít khó khăn, do thiếu đơn hàng sản xuất, thị trường xuất khẩu sụt giảm mạnh, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, công nhân thiếu việc làm, thu nhập giảm v.v... vì vậy ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Các hoạt động văn hóa, xã hội và chính sách an sinh xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và đạt được kết quả quan trọng; đời sống dân cư được quan tâm, cải thiện, đạt những kết quả tích cực. Kết quả đạt được trong các ngành, lĩnh vực năm 2023 như sau:

I. Lĩnh vực kinh tế

1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP):

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê ước tính và công bố thời điểm ngày 28/11/2023),Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2023 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 246.448,8 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng dự ước thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm (Mục tiêu cả năm 2023 từ 7,5-8,5%) và thấp hơn những năm bình thường của nhiều năm qua (trừ năm 2021 do dịch Covid-19) trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,45%; Công nghiệp - xây dựng tăng 5,3% (trong đó ngành xây dựng tăng cao 17,2%; công nghiệp tăng 4,33%); Dịch vụ tăng 6,44% và Thuế sản phẩm tăng 4,22%. Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng tuy nhiên mức tăng trưởng của khu vực công nghiệp, xây dựng rất thấp, tăng 5,3% (ngành công nghiệp chỉ tăng 4,33% trong khi khu vực này chiếm gần 60% GRDP nên ảnh hưởng đến tôc độ tăng chung). Tuy nhiên, đạt được mức tăng trưởng như trên là kết quả rất tích cực trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh ở một số nước trên thế giới, lạm phát tăng cao, đơn hàng xuất khẩu ở thị trường chủ lực giảm mạnh.v.v.., do đó đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nói chung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.v.v... đây là yếu tố tác động làm cho kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2023 tăng trưởng thấp.

Với mức tăng chung 5,3% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,45%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản dự ước cả năm 2023 tăng 3,63% trong đó nông nghiệp tăng 3,62%, đây là mức tăng cao so với các địa phương trong khu vực. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ, chăn nuôi phát triển cơ bản ổn định, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát tốt, đàn gia súc, gia cầm phát triển khá. Tuy nhiên, năm 2023 ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng chịu áp lực do sản xuất cung lớn hơn cầu, thị trường tiêu thụ có xu hướng giảm hơn vì kinh tế khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao; thị trường nội địa đang quá tải vì sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu không được như kỳ vọng, bên cạnh đó Tổng đàn gia súc giảm do một phần số cơ sở chăn nuôi gần khu vực dân cư phải di dời vì hạn chế ô nhiễm môi trường, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuấtv.v..

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,3%. Trong đó (Công nghiệp tăng 4,33%; xây dựng tăng 17,14%). Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ với mức tăng 5,58% (năm 2022 tăng 8,2%); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 9,96%, làm giảm 0,41 điểm % vào mức tăng trưởng chung, đây là nguyên nhân chính là cho tốc độ tăng của giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp thấp hơn so với tốc độ tăng của giá trị sản xuất tới 1% (GO tăng 5,4% nhưng VA tăng 4,33%). Ngành sản xuất điện giảm do các doanh nghiệp sản xuất điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam phân bổ kế hoạch sản xuất giảm so năm trước. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,52% đóng góp không đáng kể vào mức tăng trưởng chung. Giá trị tăng thêm ngành xây dựng tăng 17,14% đây là mức tăng cao vì hoạt động xây dựng năm nay có nhiều công trình trọng điểm quốc gia với quy mô lớn và xây dựng dân cư tăng khá, tuy nhiên tỷ trọng ngành xây dựng chỉ chiếm 4,17% trong tổng GRDP và đóng góp ngành xây dựng vào mức tăng chung là 0,75 điểm %.

Khu vực dịch vụ tăng 6,44% đây là mức tăng khá và tương đương với các địa phương trong khu vực. So với cùng kỳ các hoạt động dịch vụ chủ yếu tăng trưởng khá như: Thương mại tăng 7,6%, nhà hàng, khách sạn tăng 11%, vận tải tăng 12,5%, vui chơi, giải trí tăng 6,8%, hoạt động dịch vụ khác tăng 8,55%... Tuy nhiên hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2023 chịu tác động như: Sản xuất công nghiệp còn gặp khó khăn, chi phí vận tải, tiền thuê nhân công, các khâu logistics vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động giảm, sức mua trên thị trường sụt giảm do người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tập trung mua sắm các mặt hàng thiết yếu phù hợp với tình hình tài chính, chi tiêu của gia đình… nên với mức tăng trưởng khu vực thương mại dịch vụ chưa được như kỳ vọng.

- Thuế sản phẩm tăng 4,22%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm. Năm 2023 sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên nguồn thu thuế tăng thấp so cùng kỳ.

- Cơ cấu kinh tế năm 2023 dự ước khu vực nông lâm thủy sản chiếm 9,33%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 59,47%; Dịch vụ chiếm 23,47%; Thuế chiếm 7,73%.

- GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 139,75 triệu đồng/người tăng 4,6% so cùng kỳ; so với mục tiêu nghị quyết đề ra đạt còn thấp (Nghị quyết là 145,150 triệu đồng/người).

2. Sản xuất công nghiệp

Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn: Tình hình chính trị trên thế giới bất ổn, chiến tranh Dải Gaza bùng phát, cuộc chiến giữa Nga và Ucraina vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt trên bán đảo Triều Tiên ngày càng rất nguy hiểm bên bờ vực chiến tranh…; chuỗi cung ứng thị trường gãy, lạm phát, giá cả vật tư hàng hóa, nhiên liệu, vật liệu, lãi suất tín dụng vẫn ở mức cao, do đó đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nói chung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Đơn hàng sản xuất của doanh nghiệp sụt giảm mạnh, tình trạng thiếu việc làm diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành dệt may, da giầy, sản xuất đồ gỗ, điện tử. v.v… ảnh hưởng lớn đến kết quả tăng trưởng của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có thể nói đây là năm khó khăn nhất trong mấy năm gần đây, do đó chỉ số sản xuất công nghiệp mặc dù có tăng nhưng tăng thấp so cùng kỳ, đây là mức tăng thấp nhất trong những năm vừa qua.

- Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12/2023 tăng 1,91% so tháng trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 0,37%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,46%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 13,62%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 0,89%. Có 27/27 ngành tăng so tháng trước như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,52%; sản xuất đồ uống tăng 1,62%; Sản xuất giấy và sản phẩm tử giấy tăng 0,91%; Sản xuất trang phục tăng 2,34%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 1,87%; sản xuất khoảng phi kim loại khác tăng 2,63%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2,56%; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tăng 0,50%; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào dâu tăng 3,99%; Sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 3,74%… Nhìn chung hầu hết các ngành sản xuất đều có tăng so tháng trước nhưng mức tăng thấp, nguyên nhân chủ yếu do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do đơn hàng chưa được cải thiện, nhiều đơn hàng đã ký nhưng phải ngưng do đối tác không có khả năng thanh toán vì khó khăn về tài chính, thị trường xuất khẩu giảm dẫn đến việc doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Đặc biệt ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế từ đầu năm đến nay đơn hàng rất ít, hầu hết các Doanh nghiệp chưa có đơn hàng sản xuất. Tuy nhiên tháng 12 này một số Doanh nghiệp cũng đã có thêm hợp đồng mới để sản xuất phục vụ tết nguyên đán như ngành chế biến thực phẩm, đồ uống v.v…

- Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV năm 2023 tăng 3,41% so quý III/2023 và tăng 7,77% so với cùng kỳ. Trong đó: Khai khoáng tăng 5,12%; nhóm ngành chế biến, chế tạo tăng 8,89%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 14,53%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 6,53%. Sản xuất công nghiệp trong quý IV chững lại do giá nguyên liệu tăng cao, dẫn đến nguồn cung nguyên liệu bị giảm mạnh, nhập khẩu nguyên liệu chịu tác động khá nặng nề, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng sản xuất. Một số ngành sản xuất giày da, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử… Xuất khẩu giảm là do đơn hàng của các doanh nghiệp còn ít, ký kết được các hợp đồng sản xuất mới chưa nhiều, do đó sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn đều giảm sản lượng sản xuất, công nhân nghỉ việc luân phiên như công ty Dệt Tainan, công ty giày da Taiwan Vina, công ty Changshin...

- Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023tăng 5,27% so cùng kỳ đây là mức tăng thấp nhất so với nhiều năm qua (trừ năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19), trong đó ngành khai khoáng tăng 4,89%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,07%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 10,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 4,65%. Mặc dù chỉ số sản xuất của năm 2023 tăng so năm 2022, tuy nhiên trên thực tế hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đến cuối năm 2023 vẫn rất khó khăn, chưa có dấu hiệu tích cực hơn so với những tháng đầu năm.

Năm 2023 một số ngành công nghiệp chủ lực cấp II có chỉ số sản xuất đạt mức tăng khá so cùng kỳ như: Sản xuất đồ uống tăng 7,96%, Sản xuất chế biến thực phẩm 5,37%; May mặc tăng 6,75%; sản xuất hóa chất tăng 5,65%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9,63%.v.v…một số ngành sản xuất khác như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,93%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 5,94%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 10,68%; sản xuất thiết bị điện tăng 6,95%, sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 7,26%.v.v… Tuy nhiên mức tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2023 thấp hơn rất nhiều so với các năm trước. Dự tính năm 2023 có 26/27 ngành sản xuất chỉ số tăng tuy nhiên mức tăng thấp. Ngành sản xuất dự ước chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ là: Sản xuất và phân phối điện, khí đột, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (-10,1%), nguyên nhân ngành này giảm mạnh do năm 2023 các Doanh nghiệp sản xuất điện trên địa bàn được tập đoàn Điện lực Việt Nam giao chỉ tiêu sản xuất giảm nhiều so với năm trước. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chỉ số sản xuất công nghiệp đạt thấp.

- Chỉ số sản phẩm công nghiệp ước tháng 12 năm 2023 tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Đá xây dựng các loại 1.544,2 nghìn m3, tăng 4,89%; cà phê các loại 36,2 nghìn tấn, tăng 5,36%; thuốc lá sợi 1.545 tấn, tăng 13,14%; vải các loại 48,3 triệu m2, tăng 9,05%; quần áo các loại 22,1 triệu cái, tăng 6,56%; sơn các loại 11,6 nghìn tấn, tăng 6,09%; giấy dép các loại đạt 36,4 triệu đôi, tăng 6%; săm lốp các loại đạt 7.900 ngàn cái, tăng 6,62%...

- Chỉ số sản phẩm quý IV/2023 của một số sản phẩm tăng cao so với quý IV/2022 như sau: Đá xây dựng các loại tăng 5,12%; Bao bì các loại tăng 18,99%; Sợi các loại tăng 9,43%; Vải các loại tăng 6,94%; Giầy dép các loại tăng 8,58%, Sơn các loại tăng gần 23,22%, Máy giặt tăng 17,14; Thép dạng thô và bán thành phẩm tăng 11,75%; Điện thương phẩm tăng 5,71%.v.v. Ngoài các sản phẩm tăng, thì có một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: Mạch điện, tũ diện, sản phẩm điện tử khác giảm 5,31%; Điện sản xuất giảm 16,77%.

- Chỉ số sản phẩm công nghiệp chủ yếu  năm 2023: Các sản phẩm có chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Đá xây dựng các loại tăng 4,89%; cà phê các loại tăng 5,36%; Thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản tăng 5,59%; Sợi các loại tăng 5,59%; Vải các loại tăng 9,05%, quần áo các loại tăng 6,56%, giày dép các loại tăng 6,0%, sản phẩm kim loại tăng 6,67%,… tuy nhiên một số ngành sản phẩm do thiếu đơn hàng sản xuất, khó khăn về nguyên liệu sản xuất, thị trường xuất khẩu giảm nên mức giảm so cùng kỳ như: Giường, tủ, bàn ghế giảm 0,42%; Sản phẩm điện tử giảm 4,11% v.v...

- Chỉ số tiêu thụ: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp trong tháng 12/2023 giảm 3,24% so với tháng 11/2023. Lũy kế cả năm 2023 chỉ số tiêu thụ giảm 6,76% so cùng kỳ, trong đó một số ngành chỉ số tiêu thụ năm 2023 tăng so cùng kỳ đó là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,11%; Sản xuất trang phục tăng 10,91%; Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 30,6%; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 9,35%; Sản xuất xe có động cơ tăng 15,33% .... Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm như: Sản xuất đồ uống giảm 51,59%; Dệt giảm 15,07%; Sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 10,69%; Sản xuất kim loại giảm 9,87%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 33,83%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 15,86%; Sản phẩm cao su và plastic giảm 5,65%; Sản xuất thiết bị điện giảm 11,18%; Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 31,62% …

- Chỉ số tồn kho: Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2023 dự ước tăng 5,23% so với tháng 11/2023. Một số ngành chỉ số tồn kho tăng cao so tháng trước như: Sản xuất chế biến thực phẩm (+44,79%) nguyên nhân tồn kho ngành này tăng cao do sản xuất hàng phục vụ tết nguyên đán; Dệt (+16,04%); sản xuất trang phục (+2,31%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+0,1%); sản xuất thiết bị điện (+0,66%), sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy  (+7%); Nguyên nhân chỉ số tồn kho tăng do thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa còn khó khăn, thời gian qua hầu hết duy trì sản xuất dự trữ hàng hóa nên lượng tồn kho tăng.

- Chỉ số sử dụng lao động: Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tháng 12 tăng 1,25% so với tháng trước và giảm 13,9% so tháng cùng kỳ, trong đó: Doanh nghiệp nhà nước tăng 0,3% so tháng trước và giảm 2,61% so tháng cùng kỳ; Doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng tăng 3,3% so tháng trước và giảm 0,61% so cùng kỳ; Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1,11% so tháng trước và giảm 14,99% so tháng cùng kỳ. Lũy kế năm 2023 chỉ số sử dụng lao động giảm 8,44% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoảng giảm 6,98%, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,54%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí và cung cấp nước giảm 1,78%; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải chỉ số lao động tăng 1,19% so cùng kỳ.

3. Hoạt động xây dựng

Tình hình hoạt động xây dựng năm 2023 dù còn gặp khó khăn, tuy nhiên đạt kết quả tích cực, các công trình xây dựng đang được đẩy mạnh tiến độ thi công, đảm bảo kế hoạch, đáp ứng yêu cầu của các chủ đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng tiêu chí gắt gao nhằm đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nội lực vốn có của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền vững góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có nhiều dự án quan trọng, dự án trọng điểm quốc gia đã triển khai xây dựng như Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; Dự án nhà ở Long Hưng của tập đoàn Novaland; Khu đô thị Phước An; Khu đô thị Aqua city Đồng Nai đã góp phần tăng trưởng về giá trị dịch vụ và công nghiệp. Là địa phương có số lượng doanh nghiệp nhiều, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở dân cư tăng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngành xây dựng tỉnh Đồng Nai dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới. Bước sang quý 4/2023 các đơn vị xây dựng nhận thầu khẩn trương đẩy mạnh thi công các công trình, dự án, hạng mục công trình xây dựng nhằm đảm bảo tiến độ phục vụ yêu cầu của các chủ đầu tư, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.

Dự ước giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh quý IV/2023 đạt 24.234,03 tỷ đồng, tăng 15,48% so với quý trước và tăng 27,28% so quý cùng kỳ. Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đạt 245,07 tỷ đồng, tăng 3,17 lần; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 16.654,04 tỷ đồng, tăng 28,48%; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 1.332,71 tỷ đồng, tăng 26,58%; Loại hình khác đạt 6.002,2 tỷ đồng, tăng 21,31%.

Dự ước năm 2023 giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành đạt 78.290,7 tỷ đồng, tăng 21,41% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đạt 554,53 tỷ đồng, tăng 2,46 lần; Doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 55.289,27 tỷ đồng, tăng 22,06%; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.292,45 tỷ đồng, tăng 10,41%; Loại hình khác đạt 18.154,51 tỷ đồng, tăng 20,42%. Giá trị sản xuất phân theo loại công trình: Công trình nhà ở đạt 28.494,07 tỷ đồng, tăng 23,96%; Công trình nhà không để ở đạt 19.599,29 tỷ đồng, tăng 20,42%; Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 18.354,14 tỷ đồng, tăng 20,2%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 11.843,26 tỷ đồng, tăng 18,99%.

Dự ước năm 2023 giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) đạt 48.834,8 tỷ đồng, tăng 22,52% so cùng kỳ. Trong đó: Công trình nhà ở đạt 17.568,8 tỷ đồng, tăng 25,81%; Công trình nhà không để ở đạt 12.079,9 tỷ đồng, tăng 21,99%; Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 11.322,81 tỷ đồng, tăng 22,04%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 7.863,2 tỷ đồng, tăng 17,14% so cùng kỳ.

4. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 phát triển ổn định; thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, các địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống hạn, chống ngập úng nên hầu hết các loại cây trồng mức độ thiệt hại ít, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. Chăn nuôi trên địa bàn trong năm 2023 tương đối ổn định, không xảy ra dịch bệnh trên vật nuôi, công tác tái đàn đối với con heo ở nhiều hộ và trang trại chăn nuôi lớn đang có chuyển biến tích cực do giá heo hơi biến động liên tục. Hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn được người dân quan tâm, từng bước được cải thiện về phương thức nuôi trồng, con giống.

Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) năm 2023 đạt 48.874,93 tỷ đồng, tăng 3,63% so cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 44.380,55tỷ đồng, tăng 3,62% (trồng trọt tăng 1,65%; chăn nuôi tăng 4,88%; dịch vụ tăng 1,62%); Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 1.816,29 tỷ đồng, tăng 2,08%; Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 2.678,09 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2023 còn gặp khó khăn do phí đầu vào tăng cao, giá tiêu thụ sản phẩm chưa hợp lý, nhưng ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng so cùng kỳ. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản ổn định, giá cả các mặt hàng nông sản có xu hướng tăng; hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh nông sản điều này cho thấy tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực.

a) Nông nghiệp

- Cây hàng năm:Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2023 là 141.665,67 ha, giảm 1.364,02 ha (-0,95%) so với cùng kỳ.Nguyên nhân giảm vì một số chân ruộng lúa cao không đủ nước để gieo trồng, hơn nữa hiện nay hầu hết diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng giảm dần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây ăn trái như bưởi, sầu riêng, mít, chuối…. bên cạnh đó công tác quy hoạch, xây dựng, cho thuê, thu hồi đất v.v… cũng làm ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng. Diện tích tăng, giảm một số cây trồng chủ yếu như sau: Diện tích lúa đạt 51.359,63 ha, giảm 2,22% (lúa Đông Xuân đạt 15.271,94 ha, tăng 0,06%; lúa Hè Thu đạt 18.836,5 ha, giảm 1,82%; lúa Mùa đạt 17.251,19 ha, giảm 4,56%); Diệntích ngô đạt 35.045 ha, giảm 0,49%; Khoai lang đạt 224 ha, giảm 2,16%; Mía đạt 2.755 ha, giảm 32,31%; Rau các loại đạt 17.882 ha, tăng 1,21%; Đậu các loại đạt 3.700 ha, tăng 4,25% so với cùng kỳ.

Dự ước năng suất các loại cây trồng: lúa Đông Xuân đạt 66,45 tạ/ha, tăng 0,87%; lúa Hè Thu đạt 58,17 tạ/ha, tăng 1,19%; lúa Mùa đạt 56,16 tạ/ha, tăng 0,13%; năng suất ngô đạt 82,01 tạ/ha, tăng 0,8%;mía đạt 711,64 tạ/ha, tăng 1,73%; năng suất lạc đạt 22,53 tạ/ha, giảm 0,78% so với cùng kỳ....

Sản lượng thu hoạch một số cây trồng hàng năm tăng, giảm so cùng kỳ: Sản lượng lúa đạt 307.945 tấn, giảm 1,37%; Ngô đạt 287.416 tấn, tăng 0,3%; Khoai lang 3.616 tấn, tăng 1,06%; Mía 196.057 tấn, giảm 31,14%; Đậu tương 475 tấn, tăng 11,76%; Lạc 2.460 tấn, giảm 6,11%; rau các loại 310.192 tấn, tăng 2,72%; sản lượng đậu các loại 5.293 tấn, tăng 6,61% so cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng một số cây trồng như lúa, mía, lạc giảm do giảm diện tích, bên cạnh đó một số loại rau và đậu có sản lượng tăng do nhu cầu thị trường xã hội cao, giá bán sản phẩm luôn ổn định, người dân đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh nên sản lượng và năng suất tăng so với cùng kỳ.

- Cây lâu năm:Sản xuất cây lâu năm trên địa bàn tương đối ổn định, thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển, dịch bệnh có phát sinh nhưng ở thể nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển cây trồng; công tác tưới tiêu cho cây trồng luôn được các ngành địa phương quan tâm. Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 169.911,8 ha, giảm 0,05% so cùng kỳ. Trong đó: Cây ăn quả đạt 79.397 ha, tăng 3,58% và chiếm 46,73% so với tổng diện tích, nguyên nhân diện tích cây ăn quả tăng là do giá bán khá ổn định như chuối, bưởi, sầu riêng, mít và có thuận lợi là phù hợp với thổ nhưỡng đất, mặt khác sản lưởng các cây ăn quả này cũng tăng cao do được tập trung đầu tư chăm sóc, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật... nên người dân chuyển đổi sang trồng cây ăn quả do đạt hiệu quả kinh tế cao; Cây công nghiệp lâu năm đạt 90.514,8 ha, giảm 3,03% và chiếm 53,27% tổng diện tích. Hiện nay diện tích nhóm cây công nghiệp lâu năm như điều, tiêu, cà phê có xu hướng giảm do giá bán xuống thấp, việc xuất khẩu gặp khó khăn nên người dân không đầu tư thâm canh và chăm sóc, bên cạnh đó giá vật tư, phân bón, giá thuê nhân công tăng cao cũng là trở ngại cho công tác chăm sóc cây công nghiệp lâu năm, một số diện tích bị chặt bỏ để chuyển sang trồng cây ăn quả và thực hiện các dự án theo định hướng phát triển của tỉnh.

Dự ước sản lượng thu hoạch một số loại cây lâu nămchủ yếu trong năm 2023 so cùng kỳ như sau: Xoài 114.569,6 tấn, tăng 0,41%; Chuối đạt 214.131,5tấn, tăng 11,82%; Thanh long đạt 18.646,8 tấn, tăng 0,55%; Cam 11.999 tấn, giảm 5,69%; Bưởi 90.071,2 tấn, tăng 0,71%; Chôm chôm 152.103,4 tấn, giảm 1,34%; Điều đạt 39.480,8 tấn, giảm 5,05%; Hồ tiêu đạt 27.833 tấn, giảm 1,38%;Cà phê đạt 13.095,4 tấn, giảm 7,06%; Cao su đạt 42.650,7 tấn, tăng 2,17%, sản lượng cao su tăng là do giá thu mua mủ cao su tại Đồng Nai có xu hướng tăng, việc Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế về Covid-19 và mở cửa biên giới cũng là cơ hội tốt cho xuất khẩu cao su hồi phục, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc cũng đang tăng lên nên người dân và đặc biệt là các doanh nghiệp đã đầu tư chăm sóc để năng suất tăng cao hơn, bên cạnh đó nhiều diện tích trồng giống mới nay đến kỳ cho sản phẩm thay thế cho diện tích năng suất thấp.

- Chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi phát triển cơ bản ổn định, công tác tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhất là công tác tiêm phòng luôn được quan tâm; các địa phương tập trung vào công tác quản lý, kiểm tra, giám sát từ cơ sở chăn nuôi đến hoạt động vận chuyển, kinh doanh; thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm tại địa phương, các đầu mối lưu thông và thực hiện tốt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh góp phần tái đàn có hiệu quả. Trong năm 2023 tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trên địa bàn có phát sinh nhưng chỉ ở thể nhẹ và được phòng chống kịp thời, không phát sinh thành dịch.

Dự ước tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 12/2023 là 2.402.533 con, tăng 1,11% so cùng kỳ. Trong đó:

Trâu đạt 3.914 con, tăng 0,98%; Bò đạt 105.566 con, tăng 2,42%; Đàn lợn đạt 2.293.053 ngàn con, tăng 1,05% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do sản phẩm thịt trâu, bò phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội cao, nên các hộ chăn nuôi trâu, bò ở huyện Nhơn Trạch và Cẩm Mỹ đầu tư thêm con giống để nuôi, bên cạnh đó người dân cũng mạnh dạn đầu tư cải tạo đàn bò theo hướng bò thịt nhằm tăng thu nhập trong chăn nuôi. Sản lượng thịt trâu trong tháng 12/2023 là 23,78 tấn; ước tính trong quý IV/2023 đạt 68 tấn, lũy kế cả năm đạt 273 tấn, tăng 4,87% so cùng kỳ. Sản lượng thịt bò trong tháng là 414,25 tấn; ước tính trong quý IV/2023 đạt 1.243 tấn, lũy kế cả năm ước đạt 5.000tấn, tăng 4,59% so cùng kỳ.

Tổng đàn heo đạt 2.293.053con (không tính heo con chưa tách mẹ), tăng 1,05% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do hầu hết các đơn vị chăn nuôi có quy mô lớn có đủ điều kiện an toàn đảm bảo công tác tái đàn thuê lại các chuồng trại để trống trước đây, để tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, các khu vực chăn nuôi nông hộ trên địa bàn có xu hướng giảm do thực hiện việc di dời các dự án chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 30/7/2021 của HĐND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tại các địa phương, một số huyện có số lượng chăn nuôi heo lớn tiến hành rà soát các khu vực chăn nuôi, kiên quyết di dời hoặc nghiêm cấm các hộ, trang trại chăn nuôi do chưa đảm bảo được về môi trường, nhưng các loại hình chăn nuôi có quy mô lớn ở thành phần kinh tế quốc doanh, đầu tư nước ngoài có quy trình đầu tư khép kín do chủ động được các khâu như con giống, thức ăn, chuồng trại, công tác phòng, chống dịch và bảo đảm được đầu ra sản phẩm do đó số lượng heo ở các đơn vị này vẫn giữ được quy mô tổng đàn và có chiều hướng phát triển.Giá heo hơi trên địa bàn đến ngày 18/12 dao động trong khoảng từ 47.000 đến 51.000 đồng/kg.

Dự ước sản lượng thịt heo trong tháng là 36.048,12 tấn; ước quý IV/2023 đạt 102.077 tấn; lũy kế cả năm đạt 473.157 tấn, tăng 4,15%so cùng kỳ. Nguyên nhân thịt heo tăng do nguồn thực phẩm này vẫn được thị trường tiêu thụ mạnh nên một số trang trại có heo trong chuồng có trọng lượng lớn là sẽ xuất chuồng, hạn chế việc nuôi kéo dài vì lo sợ chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao. Mặc dù giá heo hơi liên tục giảm, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tạm ngưng không tái đàn, nhưng các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi heo vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, đang hoàn thiện hơn chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ, linh động trong khâu phân phối ra thị trường, đồng thời cũng đang nâng cấp quy trình sản xuất, chất lượng để sản phẩm đủ chuẩn tham gia thị trường xuất khẩu do vậy sản lượng thịt heo xuất chuồng năm 2023 vẫn tăng khá so cùng kỳ.

Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 12/2023 là 25.413,21 nghìn con, tăng 3,34%; trong đó gà ước đạt 22.700,48 nghìn con, tăng 3,8% so cùng kỳ. Nguyên nhân đàn gà tăng là do thị trường tiêu thụ ổn định,dịch bệnh không phát sinh, nên các trang trại đã chủ động tăng đàn. Hơn nữa, khoảng 80% tổng đàn gà tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trại tập trung, áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh nên đảm bảo chất lượng sinh trưởng vật nuôi. Hiện nay, một số trang trại nuôi gà thịt đã kết nối được các doanh nghiệp tiêu thụ, tạo thành chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn, góp phần thúc đẩy hoạt động chăn nuôi phát triển. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng trong tháng là 17.919,7 tấn, trong đó thịt gà đạt 14.632,48 tấn; ước cả năm 2023 thịt gia cầm đạt 198.002 tấn, tăng 5,62% so cùng kỳ, trong đó thịt gà 173.967 tấn, tăng 5,94%.

b) Lâm nghiệp

Tình hình lâm phận trên địa bàn phát triển ổn định, công tác quản lý bảo vệ rừng được duy trì và tăng cường; trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ vi phạm lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng; các kế hoạch, dự án, đề án, phương án được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Trong tháng 12/2023 các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục xuống giống trồng rừng trên phần diện tích đất trống; Dự ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 12 đạt 196,53 ha, giảm 0,59% so với tháng cùng kỳ; Ước quý IV/2023 đạt 945 ha, giảm 0,11%; Lũy kế cả năm 2023 diện tích rừng trồng mới ước đạt được 4.114 ha, tăng 0,97% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do các năm trước diện tích rừng đã đến kỳ thu hoạch nhiều, nên năm nay các chủ rừng tiến hành trồng mới trên những diện tích đã thu hoạch để đảm bảo nguồn cung của thị trường. Việc trồng rừng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng, ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng rừng như tuyển chọn giống, tạo cây con, thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng rừng trồng gỗ lớn, đưa năng suất rừng trồng nguyên liệu giấy ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó còn có hình thức trồng cây phân tán các loại cây gỗ, cây làm cảnh, cây che bóng mát.… Ước tính cả năm số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 1.126 nghìn cây.

Trong tháng 12/2023 sản lượng gỗ khai thác dự ước đạt 33.013 m3, tăng 0,47% so với tháng cùng kỳ; Ước quý IV/2023 đạt 91.448 m3, tăng 1,88% Lũy cả năm 2023 đạt 318.937 m3, tăng 2,14% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do diện tích rừng sản xuất đã đến kỳ thu hoạch và một số diện tích khai thác tận thu dự án chuyển đổi quy hoạch.

Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 12/2023 đạt 474 ste, giảm 3,21% so với tháng cùng kỳ; Ước quý IV/2023 đạt 1.563 ste, tăng 0,97%; Lũy kế cả năm 2023 đạt 4.215ste, tăng 1,38% so cùng kỳ.

Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy rừng (vào tháng 02/2023 và tháng 4/2023) tại huyện Vĩnh Cửu, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 1,63 ha rừng (rừng sản xuất). Nguyên nhân do người dân đốt dọn nương rẫy gây cháy lan. Xảy ra 19 vụ chặt phá rừng, với diện tích rừng bị chặt, phá là 0,14 ha.

Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Công tác PCCCR là nhiệm vụ chiến lược trọng tâm hàng đầu của ngành Lâm nghiệp trong việc hướng dẫn, đôn đốc các địa phương và đơn vị chủ rừng thực hiện tốt công tác trực, sẵn sàng lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ kịp thời, hiệu quả, an toàn khi có cháy rừng xảy ra; kiểm tra các địa bàn trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng, tọa độ các điểm cháy qua ảnh vệ tinh trên hệ thống thông tin cảnh báo sớm, xác minh điểm cháy ngoài thực địa để có biện pháp xử lý phù hợp.

c) Thủy sản

Sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2023 tương đối thuận lợi, người nuôi trồng thủy sản đã chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt hiệu quả kinh tế cao.Công tác phòng chống dịch bệnh tốt, nhất là kiểm soát được nguồn thức ăn, con giống; giá tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trường ổn định và tăng nhẹ; hộ nuôi trồng thu hoạch bán có lợi nhuận. Các hộ nuôi trồng thủy sản chủ động cải thiện đầu tư ao, hồ, con giống vật nuôi, thay đổi cách nuôi nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế đặc biệt là các loại thủy sản có giá bán ổn định và thị trường tiêu thụ tốt như tôm sú, cá chép, cá mè... Việc phát triển các mô hình nuôi thủy sản công nghiệp, bán công nghiệp áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn kỹ thuật mới như VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản; Phát triển nuôi lồng, bè trên các sông hồ theo hướng bảo vệ môi trường; nuôi thủy sản theo mô hình VAC với các loài thủy sản kinh tế cao như cá lăng, cá lóc, cá điêu hồng, cá chình…

Ước tính tổng sản lượng thủy sản tháng 12/2023 đạt 6.560,3 tấn, tăng 6,43% so tháng cùng kỳ; ước quý IV/2023 đạt 20.121,6 tấn, tăng 5,8%; lũy kế cả năm 2023 ước đạt 74.634,1 tấn, tăng 4,98% so cùng kỳ. Trong đó: Sản lượng cá ước quý IV/2023 đạt 17.233,5 tấn, tăng 7,42%; lũy kế cả năm đạt 61.200,5 tấn, tăng 4,93%; Sản lượng tôm quý IV/2023 đạt 2.299,6 tấn, tăng 14,65%; lũy kế cả năm đạt 10.033,8 tấn, tăng 5,86%; Sản lượng thủy sản khác quý IV/2023 đạt 588,6 tấn, giảm 39,25% so quý IV/2022; lũy kế cả năm đạt 3.399,8 tấn, tăng 3,46%. Nguyên nhân tăng là do nhu cầu thị trường tiêu thụ xã hội ngày một tăng, sản phẩm thủy sản được người tiêu dùng sử dụng nhiều, giá bán sản phẩm thủy sản tăng cao, do đó nhiều hộ dân chủ động mở rộng diện tích nuôi trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc con giống, vật nuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh, nên sản lượng thủy sản năm 2023 tăng khá so cùng kỳ.

5. Thương mại du lịch, giá cả, xuất nhập khẩu và vận tải

5.1. Thương mại dịch vụ

Năm 2023 hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hoạt động khá ổn định, doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng, giá các mặt hàng thiết yếu không có biến động nhiều; nguồn cung hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngành Công thương phối hợp các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và các phiên chợ hàng Việt về nông thôn phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Bên cạnh đó các siêu thị, đơn vị kinh doanh, cửa hàng và trung tâm thương mại tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn, giảm giá được áp dụng dịp cuối năm nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người dân, góp phần tăng doanh thu ngành thương mại, dịch vụ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12năm 2023 ước đạt 24.134, 42 tỷ đồng, tăng 5,14% so với tháng trước và tăng 8,46% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Ước năm 2023 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 262.630 tỷ đồng, tăng 12,16% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 15.623,06 tỷ đồng, tăng 12,37%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 240.212,04 tỷ đồng, tăng 11,97%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 6.795 tỷ đồng, tăng 18,44% so với cùng kỳ.Phân theo ngành hoạt động như sau:

a) Bán lẻ hàng hóa

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 12 ước đạt 17.818,37 tỷ đồng, tăng 6,08% so với tháng trước. Là tháng cuối năm có các ngày lễ NOEL và Tết dương lịch nên nhu cầu mua sắm đồ trang sức, quần áo và đồ dùng gia đình của người dân tăng. Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị triển khai các chương trình kích cầu thị trường; tăng cường quảng bá, tiếp thị sản phẩm, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng, các chương trình khuyến mãi giảm giá sâucác sản phẩm tiêu dùng như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, hàng may mặc, giày dép… đã thu hút được lượng lớn khách hàng đến mua sắm góp phần làm tăng doanh thu bán lẻ.

Dự ước quý IV/2023, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 51.041,35 tỷ đồng, tăng 6,48% so với quý III/2023 và tăng 5,92% so quý IV/2022, tăng cao nhất là nhóm nhóm Xăng dầu các loại tăng (+20,26%); Vật phẩm văn hóa, giáo dục (+16,76%); Gỗ và vật liệu xây dựng (+14,77%).

Ước năm 2023 doanh thu bán lẻ ước đạt 191.893,8 tỷ đồng, tăng 9,13% so với cùng kỳ. Một số nhóm hànghoá có mức tăng khá so cùng kỳ như: Lương thực, thực phẩm tăng 5,95%, hàng may mặc tăng 11,6%; đồ dùng, dụng cụ, thiết bị gia đìnhtăng 6,47%; Vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 21,59%; xăng dầu các loại tăng 14,84% ...

b) Lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 12 năm 2023 đạt 2.322,71 tỷ đồng, tăng 2,33% so với tháng trước và tăng 14,13% so với tháng cùng kỳ năm trước. Dự ước quý IV đạt 6.837,8 tỷ đồng, tăng 19,45% so cùng kỳ. Tính chung cả năm 2023, doanh thu ngành lưu trú, ăn uống ước đạt 25.516,3 tỷ đồng, tăng 21,96% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu hoạt động lưu trú dự ước đạt 299 tỷ đồng, tăng 44,9%; Doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 25.217,4 tỷ đồng, tăng 21,73% so cùng kỳ.

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 12 năm 2023 ước đạt 68,2 tỷ đồng, tăng 6,11% so với tháng trước, tăng 18,71% so với tháng cùng kỳ. Dự ước quý IV/2023 doanh thu du lịch đạt 17,63 tỷ đồng, tăng 18,12% so cùng kỳ; Tính chung cả năm 2023 ước đạt 68,2 tỷ đồng, tăng 81,12% so cùng kỳ. Năm 2023 các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã phục hồi và phát triển, tập trung đầu tư cơ sở vật chất nhằm thu hút và phục vụ nhu cầu du lịch người dân trong ngày nghỉ cuối tuần và các dịp Lễ, Tết... đến tham quan nghỉ dưỡng.

c) Hoạt động dịch vụ

Doanh thu dịch vụ tháng 12 năm 2023 ước đạt 3.987,1 tỷ đồng, tăng 2,75% so với tháng trước và tăng 13,51% so tháng cùng kỳ. Hoạt động ngành dịch vụ hành chính và dịch vụ hộ trợ phát triển ổn định, các dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ hỗ trợ tiếp tục tăng so với tháng trước… Dự ước quý IV/2023 đạt 11.702,4 tỷ đồng, tăng 17,32% so cùng kỳ. Tính chung cả năm 2023, doanh thu dịch vụ đạt 45.151,6 tỷ đồng, tăng 20,83% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 19,69%; Dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 11,82%; Dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 24,98%; Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 22,07%; Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 19,79%; Dịch vụ khác tăng 20,16% so với cùng kỳ.

5.2. Giá cả thị trường

Chỉ số giá tiêu dùng 12 năm 2023 ổn định không có biến động nhiều.UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 240/KH-UBND, ngày 10 tháng 10 năm 2023 về việc thực hiện chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu phục vụ tết Nguyên Đán năm 2024; các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại có nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu mua sắm dịp cuối năm. Trong tháng giá các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh tăng do ảnh hưởng của giá thế giới, tuy nhiên giá bình quân trong tháng 12 giảm so với tháng trước; giá gas ổn định, một số nhóm hàng hoá giảm so tháng trước là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 giảm 0,15% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 2,36%.

- Chỉ số giá tiêu dùng quý IV/2023 tăng 2,43% so với quý cùng kỳ.

- Bình quân 12 tháng, CPI tăng 2,28% so với cùng kỳ năm trước.

So với tháng trước, CPI tháng 12/2023 giảm 0,15% (Khu vực thành thị giảm 0,13%; khu vực nông thôn giảm 0,16%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 3 nhóm hàng tăng giá và 6 nhóm hàng hoá giảm so với tháng trước. Diễn biến giá tiêu dùng tháng 12/2023 so với tháng trước của một số nhóm hàng chính như sau:

Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,59%)

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 12/2023 tăng 0,59% so với tháng trước đóng góp vào mức tăng chung của CPI là 0,12%. Nguyên nhân do giá nước sinh hoạt tăng bình quân 3,11%; giá điện sinh hoạt tăng bình quân 2,44% so với tháng trước. Giá vật liệu bảo dưỡng và sửa chữa nhà tăng 0,18% so với tháng trước chủ yếu là do các mặt hàng cát, đá, sỏi tăng. Riêng giá mặt hàng gas ổn định so với tháng trước; giá mặt hàng dầu hoả giảm 5,19%.

Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,22%)

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tháng 12/2023 tăng 0,22% so với tháng trước; thời tiết tháng 12 đã chuyển sang mùa nắng, nóng nên nhu cầu mua sắm đồ dùng trong gia đình tăng, giá các mặt hàng quạt điện tăng 0,24%; máy ép hoa quả các loại tăng 0,67%; các mặt hàng đồ dùng kim loại tăng 1,02% so với tháng trước; Bên cạnh đó nhiều mặt hàng cũng có các chương trình khuyến mãi giảm giá làm cho giá giảm như máy giặt các loại giảm 0,28%; các mặt hàng chăn, ga, gối giảm 0,81%.

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,15%)

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 12/2023 giảm 0,15% so với tháng trước, làm giảm mức tăng chung của CPI là (-0,05%), trong đó lương thực tăng 0,16%, thực phẩm giảm 0,27%, ăn uống ngoài gia đình trong tháng giảm 0,03% so với tháng trước.

+ Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2023 tăng 0,16% so với tháng trước, do giá các mặt hàng gạo tăng bình quân 0,33% so với tháng trước nguyên nhân là do nhu cầu các mặt hàng gạo dùng để chế biến tăng.

+ Giá thực phẩm tháng 12/2023 giảm 0,27% so với tháng trước, nguyên nhân giảm chủ yếu là do giá các mặt hàng thịt gia cầm giảm 0,13%; thịt chế biến giảm 0,15%; dầu mỡ ăn và các loại chất béo khác giảm 0,47%, trứng các loại giảm 0,45% do nguồn cung dồi dào nên giá giảm…Giá các mặt hàng rau tươi, khô và chế biến giảm 0,92% so với tháng trước do thời tiết thuận lợi và thời gian thu hoạch nhiều loại rau, củ nên năng suất và sản lượng nhiều làm cho nguồn cung trên thị trường dồi dào.

Đồ uống và thuốc lá (-0,31%)

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 12/2023 giảm 0,31% so với tháng trước, tác động làm giảm mức tăng chung CPI trong tháng là (-0,01%). Trong tháng các cửa hàng, siêu thị, doanh nghiệp có các chương trình khuyến mãi giảm giá để kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân; bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng đồ uống có cồn giảm tác động làm cho chỉ số giá chung giảm so tháng trước.

Giao thông (-2,08%)

Chỉ số giá nhóm giao thông trong tháng 12 giảm 2,08%, tác động làm giảm mức tăng chung CPI trong tháng là 0,21%. Giá các mặt hàng xăng, dầu trong tháng điều chỉnh tăng do ảnh hưởng giá thế giới, tuy nhiên giá bình quân của tháng vẫn giảm so với tháng trước, Cụ thể: Giá các mặt hàng nhiên liệu trong tháng giảm 4,85% trong đó giá xăng giảm 5,31%; giá dầu DO giảm 7,62%.

May mặc, mũ nón, giày dép (-0,2%)

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 12/2023 giảm 0,2% so với tháng trước; tác động làm giảm mức tăng chung CPI trong tháng là (-0,01%).

- Các nhóm còn lại có chỉ số giá ổn định so tháng trước.

So với cùng tháng năm trước,CPI tháng 12/2023 tăng 2,36%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 04 nhóm hàng hoá tăng cao hơn mức tăng chung là: Thuốc và dịch vụ y tế (+9,04%); Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2,59%); Giao thông (+3,2%); Hàng hoá và dịch vụ khác (+7,42%). Có 03 nhóm hàng hóa giảm là: May mặc, mũ nón, giày dép (-0,38%); bưu chính viễn thông (-0,73%); văn hoá, giải trí và du lịch (-1,76%).

Chỉ số giá bình quân 12 tháng tăng 2,28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 09 nhóm hàng hoá tăng giá, tăng cao nhất nhóm Giáo dục (+7,9%); đồ dùng và dịch vụ khác(+5,08%); văn hoá, giải trí và du lịch (+3,81%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống(+3,51%); đồ uống và thuốc lá (+2,71%); thiết bị và đồ dùng gia đình(+2,52%); thuốc và dịch vụ y tế(+1,73%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+1,29%); may mặc, mũ nón và giày dép (+0,43%). Có 02 nhóm chỉ số giá giảm là giao thông giảm 2,44%; bưu chính viễn thông giảm 0,48%.

- Chỉ số giá vàng tháng 12 năm 2023 tăng 3,45% so với tháng trước; so với tháng 12/2022 tăng 15,4%. Bình quân năm 2023 tăng 4,97% so với cùng kỳ.

- Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 12 năm 2023 tăng 0,42% so tháng trước; so với tháng 12/2022 tăng 0,62%. Bình quân năm 2023 tăng 0,69% so cùng kỳ.

5.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Bước sang tháng 12 tình hình xuất khẩu hàng hoá đã có những chuyển biến tích cực hơn, lạm phát trên thế giới tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, một số doanh nghiệp đã ký được đơn hàng mới; cùng với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cuối năm tăng cao đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu so với tháng trước.

Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 12 năm 2023 trên địa bàn đạt 1.899,6 triệu USD, tăng 3,71% so với tháng trước và giảm 0,69% so tháng cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng so cùng kỳ như: Hạt điều (+55,98%); Cà phê (+42,24%); Máy vi tính (+7,68%);… Tuy nhiên một số ngành xuất khẩu gặp khó khăn về đơn hàng và thị trường xuất khẩu giảm so cùng kỳ như: Sản phẩm gỗ (-30,73%); Sản phẩm từ sắt thép (-22,12%); Sản phẩm từ chất dẻo (-20,81%); giày dép các loại (-16,33%); Xơ, sợi dệt các loại (-13,72%); hàng dệt may (-13,35%); Máy móc thiết bị (-13,18%);Hạt tiêu (-6,43%); Cao su (-2,91%); Phương tiện vận tải và phụ tùng (-2,42%)...

Ước cả năm 2023 kim ngạch xuất khẩu đạt 21.628,57 triệu USD giảm 12,08% so với cùng kỳ (Mục tiêu NQ đề ra tăng 8-10%). Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 466,42 triệu USD, giảm 16,42%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 5.277,4 triệu USD, giảm 8,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.884,8 triệu USD, giảm 13,08% so cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự ước giảm mạnh so cùng kỳ do tình hình kinh tế thế giới suy thoái và lạm phát cao cùng với các chính sách thắt chặt tiền tệ, sức mua tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều giảm khiến số lượng đơn đặt hàng giảm; các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu hụt đơn hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng không thiết yếu như: Sản xuất đồ gỗ, giày da, hàng may mặc, dệt… bên cạnh đó lượng hàng tồn kho cao tại các hệ thống bán lẻ sẽ làm giảm hoạt động sản xuất, xuất khẩu tăng chậm.

Thị trường xuất khẩu trong năm 2023 tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt 6.232,4 triệu USD, chiếm 28,82%; Trung Quốc đạt 2.244 triệu USD, chiếm 10,38%; Nhật Bản đạt 2.237,6 triệu USD, chiếm 10,35%; Hàn Quốc đạt 1.210 triệu USD, chiếm 5,6%…

Kim ngạch nhập khẩu tháng 12 ước đạt 1.386,5 triệu USD, tăng 4,46% so tháng trước và giảm 3,35% so tháng cùng kỳ; Tháng 12 tình hình nhập khẩu nguyên liệu hàng hoá sản xuất của các doanh nghiệp tăng so với tháng trước do nhiều doanh nghiệp tranh thủ nhập nguyên liệu để chuẩn bị cho các đơn hàng mới và một số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu khi giá một số mặt hàng đang có xu hướng giảm.

Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 15.708,9 triệu USD, giảm 17,06% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 201,8 triệu USD, giảm 20,35%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.332,6 triệu USD, giảm 37,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13.174,5 triệu USD, giảm 11,9% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu giảm so cùng kỳ do thị trường xuất khẩu giảm, thiếu đơn hàng xuất khẩu nên doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, Mặt khác kinh tế thế giới khó khăn nên tiến độ triển khai các dự án đầu tư chậm lại, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị triển khai dự án giảm. chuỗi cung ứng vẫn nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu, đến này giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, kết hợp với lượng đơn hàng xuất khẩu ít, nên ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất.

Thị trường nhập khẩu trong năm 2023 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc đạt 4.322 triệu USD, chiếm 27,52%; Hàn Quốc đạt 1.946 triệu USD, chiếm 12,4%; Nhật Bản đạt 1.124 triệu USD, chiếm 7,16%; Thị trường Mỹ đạt 1.031 triệu USD, chiếm 6,57%...

5.4. Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông

Trong tháng 12 tình hình hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa, cũng như các dịch vụ logictis tiếp tục tăng đã làm cho doanh thu hoạt động vận tải, bốc xếp và các dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12 tăng so với tháng trước, đâylà cơ hội để ngành vận tải hồi phục sau thời gian dài gặp khó khăn. Mặt khác, tháng 12 có nhiều ngày lễ và cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu lưu thông hàng hóa tăng. Dự tính doanh thu của hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12 năm 2023 ước đạt 2.671,6 tỷ đồng, tăng 3,53% so với tháng trước; tăng 10,58% so với tháng cùng kỳ. Dự ước quý IV/2023 doanh thu đạt 7.801 tỷ đồng, tăng 12,37% so cùng kỳ.

Tính chung cả năm 2023, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 30.365,9 tỷ đồng, tăng 18,89% so cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ vận tải hành khách tăng 59,01%; nhóm dịch vụ vận tải hàng hóa tăng 15,61%; nhóm dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải tăng 12,26%. Cụ thể từng lĩnh vực vận tải như sau:

a) Vận tải hành khách

Dự ước doanh thu tháng 12/2023 đạt 348,8 tỷ đồng, tăng 3,55% so tháng trước và tăng 16,28% so cùng tháng năm trước. Ước quý IV/2023 doanh thu vận tải hành khách đạt 1.021 tỷ đồng, tăng 17,29% so cùng kỳ. Cả năm 2023, doanh thu vận tải hành khách đạt 4.089,56 tỷ đồng, tăng 59,01% so cùng kỳ.

Sản lượng vận chuyển hành khách cả năm 2023 ước đạt 72.802 nghìn lượt hành khách, tăng 21,83% so với cùng kỳ, luân chuyển ước đạt 4.272.499 nghìn lượt hành khách.Km, tăng 33,61%. Trong đó sản lượng vận chuyển đường bộ ước đạt 71.565 nghìn lượt hành khách, tăng 21,44%; luân chuyển ước đạt 4.271.809 nghìn lượt hành khách.Km tăng 33,61% so với cùng kỳ năm trước.

Trên địa bàn tỉnh có 231 tuyến vận tải hành khách tuyến cố định đối lưu với 30 tỉnh, thành với tổng số chuyến là 10.509 chuyến/tháng, hàng ngày có 350 chuyến xe hoạt động; Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 19 tuyến với tổng số phương tiện khai thác là 322 xe/15.134 chỗ. Hàng ngày, có 1.280 chuyến xe hoạt động đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

b) Vận tải hàng hóa

Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa tháng 12/2023 đạt 1.497,78 tỷ đồng, tăng 3,82% so tháng trước và tăng 8,39% so cùng tháng năm trước; Dự ước quý IV/2023 đạt 4.368,4 tỷ đồng, tăng 10,73%. Tính chung cả năm 2023, doanh thu vận tải hàng hóa đạt 16.944,5 tỷ đồng, tăng 15,61% so cùng kỳ.

Sản lượng vận chuyển hàng hóa cả năm 2023 ước đạt 75.333 nghìn tấn, tăng 8,78%, luân chuyển ước đạt 6.422.315 nghìn tấn.km,tăng 9,94% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng vận chuyển hàng hóa đường bộ là 73.505 nghìn tấn, tăng 8,77% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển hàng hóa đường bộ ước đạt 6.111.808 ngàn tấn.km, tăng 9,96% so với cùng kỳ.

c) Hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát

Mặc dù tình hình sản xuất, xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, nhưng hoạt động lưu chuyển, bốc xếp hàng hoá vẫn được duy trì nên dịch vụ lưu kho, lưu bãi, kê khai Hải quan vẫn ổn định và tăng so với tháng trước do tháng cuối năm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa theo hợp đồng trong năm. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12/2023 đạt 825,04 tỷ đồng tăng 3% so với tháng trước và tăng 12,37% so với tháng cùng kỳ; Ước quý IV/2023 đạt 2.411 tỷ đồng, tăng 13,38% so cùng kỳ; tính chung cả năm 2023 doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 9.331,8 tỷ đồng, tăng 12,26% so cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tháng quý IV/2023 ước đạt 2.302 tỷ đồng, tăng 2,61% so với quý III/2023.Ước cả năm 2023 doanh thu đạt 8.917 tỷ đồng, tăng 12,26% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so cùng kỳ là do hiện nay bên cạnh việc mua sắm trực tiếp thì nhu cầu mua sắm online rất phát triển làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát tăng, hiện có nhiều đơn vị chuyển phát thành lập để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng online của người dân.

Thuê bao điện thọai phát triển mới quý IV ước đạt 245.593 thuê bao, tăng 1,31% so quý trước. Ước cả năm 2023 thuê bao điện thọai phát triển mới đạt 968.132 thuê bao tăng 2,89% so cùng kỳ, trong đó có:1.224 thuê bao cố định, giảm 15,93% và 966.908 thuê bao di động, tăng 2,92% so cùng kỳ.

Số thuê bao Internet phát triển mới năm 2023 ước đạt 141.785 thuê bao, tăng 7,37% so với cùng kỳ.

6. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển

Năm 2023 tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn tăng trưởng khá cao, dự tính cả năm 2023 tăng 12,97% so năm 2022. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài những năm gần đây tiếp tục đạt kết quả cao. Các loại hình doanh nghiệp chú trọng đầu tư sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó các công trình phục vụ dân sinh được đẩy mạnh đầu tư ở các địa phương trong tỉnh, các công trình trọng điểm về hạ tầng và giao thông có vốn đầu tư lớn tiếp tục được triển khai thực hiện. Điển hình là các dự án lớn, siêu dự án đã và đang thi công trên địa bàn tỉnh như: dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch3, Nhơn Trạch 4. Khu vực dân doanh tiếp tục phát triển nhanh. Ở khu vực thành thị và nông thôn tình hình xây dựng mới và sửa chữa nhà ở dân cư tăng cao. Nhiều khu tái định cư đã và đang triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân đặc biệt là công nhân lao động nhập cư để ổn định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chỉ tính riêng khu TĐC Lộc An – Bình Sơn có khoảng 1,6 ngàn hộ được cấp phép thi công và hoàn thiện đưa vào sử dụng. Do đó tình hình tình hình thực hiện vốn đầu tư trong năm 2023 có sự tăng trưởng khá cao so cùng kỳ.

Dự ước tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh quý 4/2023 thực hiện 32.294,8 tỷ đồng, tăng 8,04% so với quý 3/2023 và tăng 11,38% so cùng kỳ. trong đó vốn ngân sách nhà nước đạt 3.299,5 tỷ đồng, tăng 9,22%; Vốn ngoài nhà nước đạt 14.675,2 tỷ đồng, tăng 14,13%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 13.535,9 tỷ đồng, tăng 8,67%; Vốn huy động khác đạt 508,1 tỷ đồng, tăng 2,99%.

Dự ước năm 2023 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện 114.015,4 tỷ đồng, tăng 12,97% so cùng kỳ, trong đó vốn khu vực nhà nước đạt 10.644,6 tỷ đồng, tăng 19,04%; vốn ngoài nhà nước đạt 52.085 tỷ đồng, tăng 14,02%; vốn đầu tư nước ngoài đạt 48.317,3 tỷ đồng, tăng 10,17%; Vốn huy động khác đạt 1.963,7 tỷ đồng, tăng 7,43%. Nguyên nhân nguồn vốn đầu tư tăng mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nhưng một số doanh nghiệp đầu tư mở rộng nhà xưởng và đầu tư sữa chữa, mua sắm tài sản cố định. Đặc biệt khu vực kinh tế ngoài nhà nước năng động, có tiềm lực phát triển nhanh, nguồn vốn đầu tư thực hiện của khu vực này tăng trưởng trong những năm gần đây, giúp nâng cao năng lực nội sinh của sự phát triển nền kinh tế. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dự ước năm 2023 tăng cao (+10,17%) do thu hút vốn FDI tiếp tục đạt kết quả cao, nhiều dự án khởi công xây dựng; mặt khác các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, tăng qui mô năng lực sản xuất.

7. Thu hút đầu tư và đăng ký doanh nghiệp

Từ đầu năm đến ngày 20/12/2023, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.160,26 triệu USD, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: cấp mới 72 dự án với tổng vốn đăng ký 416,58 triệu USD (giảm 15,25%) và 88 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 743,68 triệu USD (tăng 14,42% so cùng kỳ).

Tính từ đầu năm đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư (chưa bao gồm các dự án trúng đấu giá, đầu thầu) và điều chỉnh tăng, giảm vốn khoảng 12.349,23 tỷ đồng, gấp hơn 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: cấp mới 21 dự án với tổng vốn đăng ký là 6.477,05 tỷ đồng (tăng 5,3 lần); có 15 dự án tăng vốn với số vốn bổ sung là 6.251,57 tỷ đồng (tăng 4,3 lần so cùng kỳ); có 02 dự án giảm vốn với số vốn giảm là 349,39 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến ngày 15/12/2023, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốn là: 64.573 tỷ đồng, giảm 4,48% so cùng kỳ. Trong đó, có 3.949 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,88%, với tổng vốn đăng ký khoảng 29.126 tỷ đồng, giảm 5,6% so cùng kỳ;có1.143 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn, tăng 26,86%, với số vốn bổ sung khoảng 35.447 tỷ đồng, giảm 3,53% so cùng kỳ. Ngoài ra có 2.031 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2023, có 539 doanh nghiệp giải thể (tăng 4% so với cùng kỳ) và có 857 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động (tăng 24,2% so với cùng kỳ); 1.654 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (tăng 37,8% so với cùng kỳ). Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

8. Hoạt động ngân hàng

Trên địa bàn tỉnh có 42 ngân hàng với 60 Chi nhánh ngân hàng, 221 phòng giao dịch trực thuộcvà 22 chi nhánh ngân hàng cấp 2; có 34 Quỹ tín dụng nhân dân; 05 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP). Hệ thống ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán, tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt; đáp ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt và cơ cấu các loại tiền phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa.Kết quả huy động vốn và hoạt động tín dụng trên địa bàn như sau:

Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 31/12/2023 đạt 309.957 tỷ đồng, tăng 7,73% so với đầu năm. Trong đó: Phát hành giấy tờ có giá ước đạt 2.850 tỷ đồng, tăng 4,32%;Tiền gửi ước đạt 307.107 tỷ đồng, tăng 7,76% so đầu năm (tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 290.152 tỷ đồng, tăng 9,27%; tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 16.955 tỷ đồng, giảm 12,89%).

Hoạt động tín dụng: Dự ước đến 31/12/2023 tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 368.076 tỷ đồng, tăng 10,49% so với đầu năm (nợ xấu ước chiếm 1,45% trên tổng dư nợ cho vay). Trong đó: Giá trị các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ước đạt 2.112 tỷ đồng, giảm 5,29%; Tổng dư nợ cho vay ước đạt 365.964 tỷ đồng, tăng 10,6% so đầu năm (dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 312.421 tỷ đồng, tăng 8,48%; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 53.543 tỷ đồng, tăng 24,84%).

Trong năm 2023, NHNN đã điều chỉnh giảm liên tục 04 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo và tổ chức họp với các NHTM để yêu cầu các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; triển khai các biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới (phấn đấu mức giảm tối thiểu 1,5-2%/năm) và phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các tổ chức hội viên tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Nhờ đó, đến nay mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm; lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các NHTM giảm khoảng hơn 2,0%/năm so với cuối năm 2022. Với tác động có độ trễ của chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, các biện pháp của NHNN và các cam kết giảm lãi suất cho vay của TCTD, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

II. Một số tình hình xã hội

1) Văn hóa, thể thao

- Lĩnh vực văn hóa:

Năm 2023, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ động linh hoạt phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền cổ động trực quan các sự kiện quan trọng trên địa bàn tỉnh. Luôn chú trọng phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy giá trị văn hóa và con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đời sống văn hóa cơ sở. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, phát triển tốt các loại hình Câu lạc bộ về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí phù hợp tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở để thu hút đông đảo người dân tham gia.

Ngành Văn hoá cũng thường xuyên hướng dẫn các đơn vị, các huyện, thành phố thực hiện công tác bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa gắn kết chặt chẽ với phát triển du lịch của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số di tích văn hóa lịch sử thu hút du khách như: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Văn miếu Trấn Biên, Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh núi Bửu Long, núi Chứa Chan.

- Thể dục, thể thao:

Công tác xây dựng, phát triển thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh phát triển sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng.Bên cạnh việc phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao được lãnh đạo chính quyền Đồng Nai quan tâm đầu tư phát triển, hàng năm được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện của các đội tuyển thể thao tỉnh và tổ chức thi đấu giải tỉnh, giải quốc gia.

Công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên các môn thi đấu được duy trì và phát triển. Năm 2023, tuyển chọn bổ sung 68 vận động viên các lớp năng khiếu theo chỉ tiêu, kế hoạch. Hiện tại thể thao thành tích cao Đồng Nai đang huấn luyện và thi đấu với 32 bộ môn được tập luyện các môn như: Bóng đá, Bóng bàn, Bi sắt, Xe đạp, Cầu mây, Cầu lông, Quần vợt, Vovinam, Cổ truyền, Wushu, Cử tạ, Thể hình, Điền kinh… với hơn 800 vận động viên tập luyện và thường xuyên tham gia thi đấu. Việc xác định đầu tư đúng hướng các môn thể thao trọng điểm đã mang lại kết quả cao tham gia các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế: tham gia 20 giải quốc tế và 02 kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 32 và PARA Games 12), đạt tổng cộng 37 huy chương các loại (13HCV, 18HCB, 06HCĐ); Tham gia 99 giải quốc gia và 11 giải Cụm, khu vực, mở rộng, đạt được 648 huy chương các loại (200HCV, 196HCB, 252HCĐ).

2) Giáo dục - Đào tạo

Năm 2023, ngành Giáo dục – đào tạochú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, gắn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho trẻ em và học sinh… Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các bậc học.

Tổ chức tốt kỳ thi, trong đó có kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh; kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2023 và tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, kết quả: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT (tính cả thí sinh tự do) đạt 97,10% (tăng 0,26% so với năm 2022) trong đó khối THPT đạt 99,34%, khối GDTX đạt 87,98%.

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, triển khai tốt chương trình giáo dục phổ thông. Xây dựng xã hội học tập, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân... Thực hiện Kế hoạch năm học 2022-2023 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng; chủ động linh hoạt.Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học 2023-2024, tỉnh đã ban hành Quyết định về khung kế hoạch thời gian đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo về việc cung ứng sách giáo khoa phục vụ năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo và chú trọng đầu tư mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.

Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh đã hình thành các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện đào tạo theo mô hình trường quốc tế, cấp bằng tú tài quốc tế; mô hình trường chất lượng cao tăng cường ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, học 2 buổi/ngày ở tất cả các khối lớp. Đến cuối năm học 2022-2023, mạng lưới trường ngoài công lập các cấp trên địa bàn tỉnh là 192 trường, tỷ lệ 20,89% trên tổng số trường, trong đó: Mầm non có 155/374 trường, chiếm tỷ lệ 41,44%; Tiểu học có 6/287 trường, tỷ lệ 2,09%, Trung học cơ sở có 4/181 trường, tỷ lệ 2,2% và trung học phổ thông có 27/77 trường, tỷ lệ 35,1%.Bên cạnh đó, mô hình công ty, xí nghiệp thực hiện xây dựng, đưa vào hoạt động trường mầm non để phục vụ con em công nhân của công ty đã bước đầu được thực hiện có hiệu quả. Mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ ngày càng cao của con em nhân dân trên địa bàn. Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 165/219 trường mầm non trong hệ thống trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 75,34%.

3) Y tế

- Tình hình dịch bệnh:

Trong năm 2023, tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát tốt trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường thực hiện các giải pháp, kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường của dịch bệnh để áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả, quyết tâm khống chế không để dịch lây lan và bùng phát. Tổng số ca mắc mới từ đầu năm đến 19/12/2023 ghi nhận 2.560 ca, có 02 ca tử vong.Tỉnh tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo quy định.Tính đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện tiêm 8.286.262 liều vắc xin phòng COVID-19 cho người dân.

Bên cạnh đó công tác phòng chống dịch bệnh khác như: Sốt xuất huyết; Sởi, Tay chân miệng; Sốt rét… được Ngành y tế tập tung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như cấp hóa chất xử lý ổ dịch Sốt xuất huyết cho các huyện, tăng cường thực hiện giám sát côn trùng định kỳ. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, vật tư y tế, hóa chất, trang thiết bị, thuốc men và chủ động  giám sát thường xuyên và xử lý kịp thời tình hình dịch Sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng... trên địa bàn tỉnh.

Kết quả, năm 2023 ghi nhận tình hình mắc:Sốt xuất huyết ghi nhận 4.791 ca mắc, giảm 79,83% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó có 05 ca tử vong, giảm 73,68% so với cùng kỳ. Sởi ghi nhận 03 ca, giảm 40%, không ghi nhận ca tử vong. Tay chân miệng ghi nhận 10.610 ca, tăng 52,77%, không ghi nhận ca tử vong. Sốt rét ghi nhận mắc 02 ca, bằng so với cùng kỳ. Dịch Đậu mùa khỉ ghi nhận 01 ca tại Biên Hòa. Uốn ván ghi nhận 08 ca, tăng 07 ca so cùng kỳ 2022. Các dịch bệnh khác như Cúm H5N1, H7N9, Bệnh do liên cầu lợn ở người, Ho gà...không ghi nhận trường hợp mắc.

- Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm:

Đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm, tập trung vào công tác tuyên truyền, kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố nhất là dịp Tết Nguyên đán, các lễ hội trong năm 2023. Tăng cường công tác thanh kiểm tra liên ngành, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tính đến ngày 31/10/2023 đã thực hiện 12.538 lượt kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm, trong đó: 11.680 cơ sở đạt (chiếm 93,16%), số cơ sở vi phạm là 1.070, nhắc nhở 966 cơ sở, ban hành 104 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 1.113 triệu đồng; ghi nhận 01 ca ngộ độc thực phẩm methanol với 01 người mắc và tử vong.

4) Tình hình đời sống dân cư, lao động

Tình hình kinh tế của Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung chịu ảnh hưởng tác động nặng nề của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, những xung đột về chính trị giữa Ukraine và Nga chưa có dấu hiệu cải thiện; các nền kinh tế lớn đang có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng, lạm phát duy trì mức cao trên toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài kèm theo mất giá trị đồng tiền, giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề, thất nghiệp gia tăng dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội.Đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn do thu nhập giảm, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm để tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu hơn là nhu cầu đối với các sản phẩm xa xỉ, giảm nhu cầu mua sắm tài sản có giá trị, giảm các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, thiếu đơn hàng, các doanh nghiệp buộc phải cho người lao động nghỉ luân phiên, giãn việc, thậm chí cho thôi việc, một số doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể. Dẫn tới tình trạng người lao động mất việc làm, giảm thu nhập. Trong quý IV/2023 số lao động nghỉ giãn việc là 29.656 người; mất việc, thôi việc có 265 người. Lũy kế cả năm 2023, có 80.810 người nghỉ giãn việc và 39.611 người bị mất việc, thôi việc.

Tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động bị mất việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tính đến ngày 31/8/2023, UBND các huyện, thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt hồ sơ của 9.764 lao động, trong đó: 466 lao động hưởng chính sách hỗ trợ bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; 9.300 lao động hưởng chính sách hỗ trợ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với tổng số tiền hỗ trợ hơn 14.646 tỷ đồng đã được giải ngân 100%. Đồng thời hỗ trợ khó khăn cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, bị tạm hoãn hợp đồng và bị giảm giờ làm trong dịpTết Nguyên đán 2024.

Tính đến thời điểm 09/11/2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của 59.467 lao động (tăng 2,33% so với cùng kỳ), trong đó ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 57.845 người (giảm 1,88% so với cùng kỳ) với số tiền hưởng là 1.798,16 tỷ đồng (tăng 3,49%), tư vấn giới thiệu việc làm cho 60.073 lao động thất nghiệp (tăng 0,76%), số người có quyết định hỗ trợ học nghề là 1.039 người (giảm 3,62% so với cùng kỳ).

Dự ước thực hiện năm 2023, phối hợp các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 80.292 lượt người (đạt 100,37% kế hoạch năm, giảm 0,95% so với cùng kỳ năm 2022).

Toàn tỉnh có 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: Có 9 trường Cao đẳng; 05 trường Trung cấp; 21 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp; 22 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và doanh nghiệp tại địa phương. Tính đến ngày 15/11/2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 72.738 học viên, đạt 101,03% kế hoạch năm, giảm 5,79% so với cùng kỳ. Số học viên tại các trường và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tốt nghiệp và có chứng chỉ 66.285 học viên, đạt 101,02% so với kế hoạch năm, tăng 1,18% so với cùng kỳ./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác