Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2024 của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực: Chỉ số sản xuất công nghiệp, hoạt động bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, hoạt động vận tải đều tăng; Công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), phát triển doanh nghiệp và phát triển hợp tác xã có nhiều khởi sắc; Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện; hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn, người nghèo, người lao động được triển khai kịp thời, hiệu quả. Cụ thể như sau:
I. KINH TẾ
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong tháng 5, sản xuất nông nghiêp tập trung vào thu hoạch lúa, hoa màu vụ Đông - Xuân và tiến hành gieo sạ lúa vụ Mùa 2024. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, được mở rộng quy mô sản xuất. Sản xuất lâm nghiệp đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, chú trọng triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô. Nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm.
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Trong tháng, tập trung thu hoạch vụ Đông Xuân 2023-2024, xuống giống vụ Mùa và chăm sóc các vườn cây lâu năm. Tính đến ngày 15/5/2024, diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn tỉnh ước thực hiện được 10.804 ha, giảm 2,95% (-306 ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Diện tích gieo trồng lúa ước đạt 3.820 ha, tăng 45 ha (+1,19%) trong đó: vụ Đông xuân 2.894 ha; năng suất ước đạt 41,09 tạ/ha, tăng 0,05% (+0,02 tạ/ha); sản lượng thu hoạch ước đạt 11.891 tấn, tăng 2,64% (+306 tấn). Đến nay, cây lúa vụ Đông Xuân đã thu hoạch xong. Việc thu hoạch được bà con nông dân khẩn trương thực hiện để kịp bảo đảm tiến độ gieo sạ vụ Mùa 2024.
- Diện tích các loại cây trồng khác: cây bắp gieo trồng ước đạt 475 ha, tăng 5,56% (+25 ha), sản lượng 1.951 tấn, tăng 36,64% (+523 tấn); khoai lang 68 ha, tăng 2 lần (+34 ha), sản lượng 290 tấn, tăng 2,26 lần (+162 tấn); đậu phộng 40 ha, giảm 13,04%, sản lượng 23 tấn, tăng 17,87% (+3 tấn); rau các loại 1.634 ha, giảm 10,56% (-193 ha), sản lượng 12.157 tấn, giảm 8,19% (-1.054 tấn); cây đậu các loại 42 ha, giảm 10,64% (-5 ha), sản lượng 32 tấn, giảm 14,29% (-5 tấn) so cùng kỳ.
Tiến độ gieo trồng các loại cây hàng năm vụ mùa năm 2024 giảm so với cùng kỳ do nắng hạn kéo dài, chuyển sang trồng một số giống cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn gắn với ứng dụng công nghệ cao. Để chăm sóc và hạn chế những bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, các cơ quan chức năng tăng cường theo dõi sát tình hình sinh vật hại cây trồng, phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra cánh đồng và hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sinh vật hại kịp thời nhằm hạn chế mức thấp nhất của sâu bệnh hại gây ra. Định hướng cơ cấu giống sản xuất lúa vụ Mùa năm nay tập trung vào các giống trung ngắn ngày, chủ lực gồm Đài thơm 8, OM5451; OM 4900, THU801.
Cây lâu năm: Toàn tỉnh hiện có 438.036 ha, giảm 0,26% (-1.146 ha) so với cùng kỳ. Do thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm giảm năng suất, sản lượng của các loại cây trồng nói chung và cây hồ tiêu, cây điều chủ lực của tỉnh Bình Phước nói riêng. Cây điều hiện có 149.150 ha (-2.728 ha), năng suất ước đạt 10,50 tạ/ha (-2,89 tạ/ha), sản lượng ước 153.113 tấn (-42.144 tấn); cây hồ tiêu hiện có 12.450 ha (-1.157 ha), năng suất ước đạt 18,46 tạ/ha (-0,71 tạ/ha), sản lượng ước 22.616 tấn (-874 tấn); cây cao su hiện có 244.650 ha (-275 ha), sản lượng thu ước đạt 99.587 tấn (+2.153 tấn); cây cà phê hiện có 14.013 ha (+50 ha).
Về giá bán các sản phẩm như sau: Mủ cao su sơ chế 32.359 đồng/kg, cà phê nhân 64.087 đồng/kg, hạt điều khô 33.060 đồng/kg, hạt tiêu khô 94.241 đồng/kg.
Công tác bảo vệ thực vật vẫn được các cấp, các ngành duy trì theo dõi diễn biến dịch bệnh và xử lý kịp thời khi có phát sinh trên cây trồng do đó tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng đều ở mức độ nhẹ ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.
b. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn cơ bản ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ra vào tỉnh đã được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo ngăn chặn giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh, sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trong tháng, tình hình phát triển chăn nuôi tương đối ổn định, ước tính đến ngày 16/5/2024, tổng đàn trâu hiện có 12.270 con, giảm 2,08% (-260 con) so với cùng kỳ; sản lượng xuất chuồng trong tháng ước đạt 179 tấn, tăng 7,75% (+13 tấn), lũy kế ước đạt 637 tấn, tăng 10,45% (+60 tấn). Đàn trâu giảm so với cùng kỳ nguyên nhân chính là do đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp cũng như ít sử dụng trâu để cày kéo nữa (nuôi trâu hiện nay chủ yếu để giết thịt).
Đàn bò hiện có 40.410 con, tăng 0,58% (+235 con) so với cùng kỳ; sản lượng xuất chuồng trong tháng ước đạt 264 tấn, tăng 6,03% (+15 tấn), lũy kế đến tháng 5 sản lượng ước đạt 1.314 tấn, tăng 3,11% (+40 tấn). Đàn bò phát triển tương đối ổn định.
Đàn lợn hiện có 2.080.100 con, tăng 10,57% (+198.860 con) so với cùng kỳ; sản lượng xuất chuồng trong tháng ước đạt 32.994 tấn, tăng 53,74% (+11.533 tấn), lũy kế đến tháng 5 sản lượng ước đạt 119,43 nghìn tấn, tăng 11,41% (+12.229 tấn). Đàn lợn tăng nguyên nhân chính là do giá tăng các doanh nghiệp cũng như các trang trại tăng tổng đàn. Toàn tỉnh vẫn duy trì 390 trại lợn (có 257 trại có chuồng lạnh, kín chiếm 66% tổng số trại). Các trại lợn chủ yếu nuôi gia công cho các công ty, tập đoàn chăn nuôi như CP, Làng Sen, Vietswan, Sunjin, Japfa, New Hope, Hòa Phước, Velmar, BaF Việt…
Đàn gia cầm hiện có 10.292 nghìn con, tăng 9,33% (+878 nghìn con) so với cùng kỳ, sản lượng xuất chuồng trong tháng ước đạt 9.407 tấn, tăng 32,79% (+2.323 tấn), lũy kế ước đạt 39.664 tấn, tăng 7,29% (+2.696 tấn); sản lượng trứng thu trong tháng ước đạt 25.902 nghìn quả, giảm 16,18% (-4.999 nghìn quả), lũy kế ước đạt 157.509 nghìn quả, giảm 2,13% (-3.432 nghìn quả). Trong đó đàn gà hiện có 9.904 ngàn con, tăng 9,21% (+835 nghìn con) so với cùng kỳ, sản lượng xuất chuồng trong tháng ước đạt 9.111 tấn, tăng 33,03% (+2.262 tấn), lũy kế ước đạt 38.415 tấn, tăng 7,48% (+2.674 tấn), sản lượng trứng trong tháng ước đạt 25.480 nghìn quả, giảm 16,38% (-4.992 nghìn quả), lũy kế ước đạt 154.942 nghìn quả, giảm 2,37% (-3.762 ngàn quả).
Toàn tỉnh vẫn duy trì 88 trại gia cầm (80 trại gà và 8 trại vịt) có 59 trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động (chiếm 67% số trại gia cầm), còn lại là trại hở, bán nuôi thả. Các trại gia cầm chủ yếu cho nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Emivest, Vietswan, Sunjin, Japfa.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm. Ngành thú y đang khẩn trương tổ chức triển khai tiêm phòng đại trà, theo chiến dịch, thường xuyên rà soát tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi trên địa bàn theo các chương trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh ban hành. Tổ chức hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Đến nay tình hình dịch bệnh trên tổng đàn gia súc và gia cầm tương đối ổn định, góp phần phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các loại dịch bệnh như Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, bệnh Dại động vật, Dịch tả lợn cổ điển, Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn…không phát sinh.
1.2. Lâm nghiệp
Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng. Tiếp tục thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và sử dụng đất lâm nghiệp. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra trên toàn bộ diện tích rừng tại các khu vực trọng điểm. Trong tháng, không có trường hợp chặt phá, lấn chiếm, khai thác trái phép xảy ra.
Về trồng rừng: Trong tháng tỉnh Bình Phước không phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung.
Về khai thác: Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong tháng ước đạt 17.200 m3 gỗ, tăng 14,26% (+2.146 m3) so với cùng kỳ, luỹ kế ước đạt 31.557 m3 gỗ, tăng 5,72% (+1.708 m3). Lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 3.350 Ste, tăng 12,42% (+370 Ste), lũy kế ước đạt 5.567 Ste, tăng 6,30% (+330 Ste). Nguyên nhân sản lượng củi và gỗ tăng mạnh là do công ty Hải Vương đóng trên địa bàn huyện Hớn Quản khai thác nhiều từ rừng trồng (công ty này chuyên trồng cây lâm nghiệp và khai thác cây từ rừng trồng).
Công tác quản lý bảo vệ rừng: Trong tháng trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra 04 vụ cháy rừng. Lũy kế trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra 08 vụ cháy rừng với diện tích nhỏ (cháy thực bì dưới tán), các ngành chức năng đã kịp thời phát hiện và dập tắt các vụ cháy không gây thiệt hại về người và tài sản nên mức độ thiệt hại không đáng kể.
Bên cạnh đó, thực hiện Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng và nhằm chủ động triển khai có hiệu quả Phương án PCCCR trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuần tra, phát hiện sớm cháy rừng và tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra một cách nhanh chóng, kịp thời hạn chế thấp nhất thiệt hại rừng.
1.3. Thủy sản
Tiếp tục tổ chức hướng dẫn các cơ sở và hộ nuôi trồng thuỷ sản thực hiện vệ sinh ao hồ và các qui trình nuôi thả đúng quy định.
Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 1.104 ha, bằng 99,90% so với cùng kỳ; Sản lượng thuỷ sản trong tháng ước 179 tấn, giảm 5,79% (-11 tấn) so với cùng kỳ, lũy kế ước đạt 842 tấn, giảm 3% (-26 tấn). Chia ra: Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trong tháng thu được 19 tấn, giảm 17,39% (-4 tấn), lũy kế ước đạt 107 tấn, giảm 7,76% (-9 tấn); sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng ước đạt 160 tấn, giảm 4,19% (-7 tấn), lũy kế ước đạt 735 tấn, giảm 1,26% (-17 tấn) so với cùng kỳ năm 2023.
Tính đến nay, tình hình dịch bệnh trong nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa xảy ra.
1.4. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới
- Số huyện, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới: 3/11 huyện (thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, thị xã Bình Long).
- Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 73/86 xã (hiện nay 07 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023, tiêu chí bình quân là 19/19 tiêu chí, đang hoàn thiện hồ sơ, xét công nhận).
- Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 21/73 xã (có 6 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, tiêu chí bình quân là 20/20 tiêu chí đang hoàn thiện hồ sơ, xét công nhận).
Năm 2024 phấn đấu đưa 05 xã đạt chuẩn Nông thôn mới về đích (thành 85 xã đat chuẩn); 06 xã phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (thành 33 xã đạt chuẩn); 02 xã phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu; 04 huyện phấn đấu về đích huyện nông thôn mới.
2. Sản xuất công nghiệp
Tháng 5 năm 2024, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn biến theo xu hướng tích cực, các doanh nghiệp đang nỗ lực vượt khó, tập trung đổi mới phương thức quản trị và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm ổn định sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động; đồng thời các doanh nghiệp đang chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp để tìm kiếm đối tác, đơn hàng mới, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 năm 2024 ước tính tăng 2,72% so tháng trước và tăng 12,60% so với tháng cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,01% so với tháng trước, tăng 20,88% so với cùng kỳ năm trước; tương ứng: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,74%, tăng 12,58%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,76%, tăng 12,33%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,65%, tăng 8,98%.
Nhóm các ngành đều có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước, trong đó: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 16,85%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 5,92%; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 5,43%; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 3,52%; Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 3,36%; Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,83%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 2,76%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 2,18%...
Tính chung 5 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 14,53% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 11,08% so với cùng kỳ; tương ứng: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,85%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,10%; Công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,65%.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất kim loại (+44,32%); Sản xuất trang phục (+41,73%); In, sao chép bản ghi các loại (+43,96%); Sản xuất xe có động cơ (+99,53%); Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (+36,01%); Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (+35,98%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (+28,44%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+ 21,51%)...Ở chiều ngược lại, vẫn còn nhiều ngành chưa thể phục hồi, điển hình như ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (-27%); Sản xuất đồ uống (-10,87%); Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (-2%).
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng 5 có mức tăng so với cùng kỳ năm trước, với việc tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đổi mới phương thức bán hàng..., một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã mở rộng thêm được một số đối tác lớn, đảm bảo kế hoạch sản xuất với sản lượng đơn hàng tăng, cụ thể: Thiết bị tín hiệu âm thanh khác (+99,53%); Gỗ xẻ đã được xử lý, bảo quản (trừ tà vẹt) (+91,03%); Dịch vụ sản xuất bao bì bằng kim loại (+86,59%); Bàn bằng gỗ các lọai (+55,56%); Dịch vụ sắp chữ in (khuôn in) hoặc trục lăn và các phương tiện truyền thông đại chúng dùng trong in (+43,96%)...Tuy nhiên, cũng trong tháng 5/2024 nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng giảm so với cùng kỳ như: Dịch vụ hoàn thiện đồ nội thất mới bằng gỗ và bằng các vật liệu tương tự (-42,97%); Bao bì và túi bằng giấy nhăn và bìa nhăn (-27%); Dịch vụ in trờn sợi và vải (gồm cả đồ để mặc) (-7,28%); Xi măng Portland đen (-1,92%); Nước tinh khiết (-1,87%)…;
Lũy kế 5 tháng năm 2024, nhiều sản phẩm công nghiệp có khối lượng tăng vượt trội so với cùng kỳ, như: Tủ bằng gỗ khác (trừ tủ bếp) (+6,76 lần); Thiết bị tín hiệu âm thanh khác (+2,13 lần); Gỗ xẻ đã được xử lý, bảo quản (trừ tà vẹt) (+2,65 lần); Dịch vụ sản xuất bao bì bằng kim loại (+62,76%) ... Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm 2023 như: Dịch vụ hoàn thiện đồ nội thất mới bằng gỗ và bằng các vật liệu tương tự (-49,05%); Thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa (-19,2%); Xi măng Portland đen (-11,42%)…
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5 giảm 4,95% so với tháng trước và tăng 1,05 lần so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế tăng 84,37% so với cùng kỳ, trong đó các nhóm ngành đạt mức tiêu thụ cao phải kể đến như: Sản xuất xe có động cơ (+2,12 lần); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (+36,41%); Sản xuất chế biến thực phẩm (+27,83%); Sản xuất kim loại (+18,16%)... Một số ngành chỉ số tiêu thụ giảm sâu, tác động đến chỉ số chung như: Dệt giảm 52,39%; May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) giảm 29,65%; Sản xuất đồ uống 22,22%…
Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 5 năm 2024 tăng 4,97% so với tháng trước và tăng 4,65% so cùng kỳ năm 2023, trong đó: lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,16% và 1,14%; Lao động doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,23% và 1,07; Lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,93% và 5,51%. Xét theo ngành cấp I: ngành công nghiệp khai khoáng không tăng so với tháng trước, tăng 12,20% so với cùng kỳ; tương ứng: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,26%, tăng 4,91%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí không tăng so với tháng trước, giảm 0,15%; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải không tăng so với tháng trước, giảm 3,85%.
Tính chung 5 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động giảm 4,60% so với cùng kỳ, riêng ngành khai khoáng có chỉ số sử dụng lao động tăng khá cao so với cùng kỳ (+18,46%), góp phần kìm hãm mức giảm chung của toàn ngành. Các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đều có giảm lần lượt (-4,85%); (-0,60%) và (-4,38%) so với cùng kỳ năm 2023.
3. Về đăng ký doanh nghiệp
Trong tháng 5/2024 có 112 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 900,84 tỷ đồng; 19 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động, 03 doanh nghiệp đăng ký giải thể với số vốn là 12,4 tỷ đồng, 31 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Lũy kế 5 tháng năm 2024 toàn tỉnh có 434 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 9.644,56 tỷ đồng; 162 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động, 146 doanh nghiệp đăng ký giải thể với số vốn là 546,455 tỷ đồng, 398 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.
4. Bán lẻ hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ
4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Phước tiếp tục được thúc đẩy với nhiều chương trình kích cầu thương mại được triển khai. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2024 ước đạt 7.193,48 tỷ đồng, tăng 0,79% so với tháng trước và tăng 12,21% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 35.478,26 tỷ đồng, tăng 13,12% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 13,43%, dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 9,74%, doanh thu du lịch lữ hành tăng 44,72% và dịch vụ khác tăng 13,77%.
Hoạt động bán lẻ hàng hóa: Tổng mức bán lẻ tháng 5/2024 ước đạt 5.885,24 tỷ đồng, tăng 0,79% so với tháng trước và tăng 12,80% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 5 tháng hoạt động bán lẻ hàng hóa ước đạt 29.026,44 tỷ đồng tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong 12/12 nhóm hàng hầu hết đều tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm 2023. Một số nhóm hàng có doanh thu tăng khá cao so với cùng kỳ như: Doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ (+18,22%); lương thực, thực phẩm (+15,68%); Hàng hóa khác (+14,76%); Xăng, dầu các loại (+12,29%)...
Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 5 năm 2024 ước đạt 661,41 tỷ đồng, tăng 10,42% so với tháng trước, tăng 9,74% so với cùng kỳ. Lũy kế doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 3.251,65 tỷ đồng, tăng 9,74% so với cùng kỳ, trong đó: Dịch vụ lưu trú ước đạt 115,72 tỷ đồng, tăng 11,13%; dịch vụ ăn uống ước đạt 3.135,94 tỷ đồng, tăng 9,69% so với cùng kỳ.
Du lịch lữ hành: Doanh thu du lịch lữ hành tháng 5 năm 2024 ước đạt 2,02 tỷ đồng, tăng 4,12% so với tháng trước, tăng 54,57% so với cùng kỳ. Lũy kế ước đạt 9,36 tỷ đồng, tăng 44,72% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch vụ khác: Doanh thu dịch vụ khác tháng 5 năm 2024 ước đạt 644,81 tỷ đồng, tăng 0,53% so với tháng trước, tăng 8,79% so với cùng kỳ. Lũy kế ước đạt 3.190,79 tỷ đồng, tăng 13,77% so cùng kỳ năm 2023.
4.2. Hoạt động vận tải; bưu chính và chuyển phát
Những tháng đầu năm 2024, hoạt động vận tải trên địa bàn đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất. Doanh thu vận tải hành khách và hàng hóa tháng Năm và 5 tháng năm 2024 đều tăng ổn định so với cùng kỳ, đặc biệt doanh thu vận tải hàng hóa tháng 5/2024 tăng 17,10% so cùng kỳ năm 2023.
Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát tháng 5/2024 ước đạt 264,89 tỷ đồng, tăng 1,50% so với tháng trước và tăng 17,10% so với cùng kỳ . Tính chung 5 tháng năm 2024 doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 1.313,52 tỷ đồng, tăng 20,30% so với cùng kỳ. Cụ thể: Vận tải hành khách ước đạt 746,90 tỷ đồng, tăng 17,63%; vận tải hàng hóa ước đạt 519,83 tỷ đồng, tăng 23,87%; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 17,80 tỷ đồng, tăng 15,37%; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ước đạt 28,99 tỷ đồng, tăng 30,53% so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải hành khách: Trong tháng 5/2024, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 607,24 nghìn hành khách, tăng 1,16% so với tháng trước và tăng 8,12% so với cùng kỳ; Số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 135,13 triệu hành khách.km, tăng 1,17% và tăng 12,48%. Lũy kế số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 3.059,35 nghìn hành khách, tăng 7,95%; Số lượt hành khách luân chuyển 672,42 triệu hành khách.km, tăng 26,92% so với cùng kỳ.
Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 5/2024 ước đạt 183,41 nghìn tấn, tăng 1,63% so với tháng trước và tăng 16,13% so với cùng kỳ năm trước; Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 27,05 triệu tấn.km, tăng 1,71% và tăng 24,94%. Lũy kế khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 890,54 nghìn tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 130,24 triệu tấn.km, tăng 26,82%.
Xét theo ngành vận tải, hoạt động vận tải trong 5 tháng năm 2024 có tốc độ tăng tích cực so với cùng kỳ năm trước.
5. Giá cả thị trường
- Chỉ số giá tiêu dùng: Tình hình giá cả thị trường tháng 5/2024 giữ mức bình ổn, nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân ổn định so với tháng trước. Giá xăng dầu tăng theo sự điều tiết của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, dịch vụ giao thông công cộng phát triển tích cực là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,02% so với tháng trước và tăng 3,08% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 5 tháng năm 2024, CPI tăng 3,95% so với cùng kỳ.
Trong mức tăng 0,02% của CPI tháng 5/2024 so với tháng trước thì chỉ số giá tiêu dùng của 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 06/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 02/11 nhóm có giá giảm và 3/11 nhóm có giá bình ổn so với tháng 4/2024.
(1). Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước gồm:
+ Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,42%, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng sau: thực phẩm (+0,72%), giá thịt lợn (+5,10%); rau tươi, khô và chế biến (+0,57%); đỗ quả tươi (+2,29%); rau muống (+1,49%); Ăn uống ngoài gia đình (+ 0,01%). Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng và dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu tiêu dùng tăng.
+ Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%, trong đó giá rượu các loại (+0,92%; thuốc hút (+0,51%) do chi phí nguyên liệu chế biến tăng.
+ Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,03% do nguyên liệu sản xuất tăng. Trong đó, vải các loại (+0,35%); quần áo may sẵn (+0,01%); may mặc (+0,14%); Mũ nón (+0,19%).
+ Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,27% so với tháng trước. Diễn biến giá một số mặt hàng trong nhóm như sau: Giá điện sinh hoạt (+1,94%); nước sinh hoạt (+0,77%) do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài liên tục nên việc người dân sử dụng điện, nước tăng. Ở chiều ngược lại: Giá gas giảm 1,69% so với tháng trước do từ ngày 01/5/2024 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 7.300 đồng/bình 12 kg. Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động tỷ giá USD nên Tổng Công ty Gas thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng; Giá dầu hỏa giảm 5,24% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá vào ngày 02/5/2024, 09/5/2024, 16/5/2024 và 23/5/2024.
+ Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,10% chủ yếu tăng ở phí truyền hình và Internet do dịch vụ thu phí tại nhà tăng.
+ Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,11% tập trung chủ yếu ở giá đồ trang sức tăng 2,89% tăng theo giá vàng trong nước.
(2). Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm:
+ Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,01% do nhiều cửa hàng, điện máy xanh tiếp tục tung các chương trình ưu đãi, khuyến mại nhẳm kích cầu mua sắm của người dân. Trong đó, tủ lạnh giảm 0,53%; đồ dùng bằng kim loại giảm 0,06%; đồ nhựa và cao su giảm 0,11%; vật phẩm tiêu dùng giảm 0,05%.
+ Nhóm giao thông giảm 2,03%, chủ yếu do giá xăng (-4,65%), dầu diezel (-5,07%) các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.
(3). Trong tháng 5/2024, nhóm có chỉ số giá tiêu dùng không biến động so với tháng trước: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế; Nhóm bưu chính viễn thông; Nhóm giáo dục.
Chỉ số giá bình quân 5 tháng năm 2024 tăng 3,95% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 9/11 nhóm hàng có CPI tăng: Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,78%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+4,09%); thiết bị và đồ dùng gia đình (+4,02%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+7,14%); thuốc và dịch vụ y tế (8,15%); hàng hóa và dịch vụ khác (+10,07%); Giáo dục (+0,53%); bưu chính viễn thông (+0,21%); giao thông (+3,24%). Có 02/11 nhóm hàng CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2024 giảm so với bình quân cùng kỳ: đồ uống và thuốc lá (-0,59%); may mặc, mũ nón, giày dép (-0,85%).
hinh 6
CPI tháng 5 và bình quân 5 tháng năm 2024
- Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Giá vàng tăng mạnh đạt ngưỡng kỷ lục nhờ tâm lý lạc quan của thị trường răng Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ năm nay. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị leo thang ở khu vực Trung Đông cũng là yếu tố hỗ trợ giá vàng. Tính đến ngày 23/5/2024, giá vàng nhẫn tăng xoay quanh mốc 7.482 ngàn đồng/chỉ vàng 9999 (+3,79%) so với tháng trước; (+32,45%) so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng (+22,71%).
Giá đô la trong nước biến động theo giá đô thế giới. Giá giá đồng USD bình quân ở thị trường tự do đến ngày 23/5/2024 ở mức 25.464 VND/USD. Đồng đô la Mỹ tháng này tăng so với tháng trước, chỉ số tháng này là 101,25% (+1,25%) so với tháng trước và (+7,74%) so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá đô la Mỹ (+5,10%).
6. Tài chính, ngân hàng
6.1. Tài chính
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 5/2024 ước thực hiện được 4.446 tỷ đồng, bằng 36,43% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 34,9% dự toán HĐND tỉnh thông qua và tăng 6,25% so với cùng kỳ.
- Chi ngân sách nhà nước địa phương:
Tổng chi ngân sách địa phương tháng 5/2024 ước thực hiện 5.329 tỷ ồng, bằng 37,87% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 31,88% dự toán HĐND tỉnh thông qua và giảm 12,59% so với cùng kỳ. Trong đó:
- Chi đầu tư phát triển (bao gồm số chi quyết toán các dự án năm trước chuyển sang): 2.520 tỷ đồng, bằng 52,93% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 44,76% dự toán HĐND tỉnh thông qua và giảm 31,94% so với cùng kỳ.
- Chi thường xuyên: 2.803 tỷ đồng, bằng 39,14% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 31,97% dự toán HĐND tỉnh thông qua và tăng 17,24% so với cùng kỳ.
6.2. Ngân hàng
Tình hình thực hiện lãi suất: Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nên kinh tế; đồng thời, tiếp tục khuyến khích TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. NHNN đã yêu cầu các TCTD công khai lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân cũng như thông tin về lãi suất cho vay các gói, chương trình tín dụng, sản phẩm (nếu có) Website của ngân hàng để khách hàng có thê thông tin tham khảo khi tiếp cận vốn vay.
Trên cơ sở đó NHNN tỉnh chỉ đạo các TCTD trên địa bàn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ và văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất đến nay đã giảm khá sâu, bình quân lãi suất tiền gửi giảm khoảng 0,3%/năm và bình quân lãi suất cho vay giảm 0,5%/năm so với cuối năm 2023.
Huy động vốn: Đến cuối tháng 5/2024, huy động vốn trên địa bàn ước đạt 55.000 tỷ đồng, tăng 768 tỷ đồng (+1,42%) so với tháng trước và tăng 230 tỷ đồng (+0,42%) so với cuối năm 2023.
Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng toàn ngành tính đến cuối tháng 5/2024 ước đạt 126.000 tỷ đồng, tăng 1.216 tỷ đồng (+0,97%) và tăng 5.705 tỷ đồng (+4,74%) so với cuối năm 2023.
7. Đầu tư
Đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn và triển khai các dự án đầu tư công là một nhiệm vụ mang tính cấp bách và trọng tâm nhằm thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng. Với tinh thần đó, tỉnh đã và đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp để tăng cường giải ngân đầu tư công.
7.1. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước
Dự kiến trong tháng 5 năm 2024 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 353,53 tỷ đồng, tăng 9,39% so với tháng trước và tăng 11,26% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 292,52 tỷ đồng, tăng 9,51% so với tháng trước và tăng 38,64% so với cùng kỳ. Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt 61,01 tỷ đồng, tăng 8,81% so với tháng trước và giảm 42,86% so với cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng năm 2024, khối lượng đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.410,23 tỷ đồng, bằng 25,61% kế hoạch vốn cả năm 2024, tăng 11,37% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.161,96 tỷ đồng, tăng 37,98% so với cùng kỳ và vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 248,28 tỷ đồng, giảm 41,46% so với cùng kỳ.
Xét theo cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 5 tháng năm 2024, vốn cân đối ngân sách tỉnh ước đạt 665,12 tỷ đồng; vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước đạt 196,46 tỷ đồng; xổ số kiến thiết ước đạt 300,38 tỷ đồng. Tỷ lệ đạt so với kế hoạch vốn được giao lần lượt là 25,37%; 26,56% và 26,21%.
Tháng 5 năm 2024, tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường lớn, tạo sự thông thoáng, bảo đảm sự kết nối hạ tầng đồng bộ giữa Bình Phước và các tỉnh trong vùng kinh tế phía Nam, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết nối mạng lưới giao thông khu vực, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, như: Đường phía Tây QL13 đoạn Chơn Thành - Hoa Lư tỉnh Bình Phước; Xây dựng đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Nguyễn Bình đến QL14 và đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Trần Phú); Xây dựng đường phía Tây QL13 kết nối Bàu Bàng; Nâng cấp mở rộng đường liên huyện Phú Riềng - Bù Đăng; Đường Đồng Tiến - Tân Phú, huyện Đồng Phú; Dự án tăng cường khả năng thoát lũ Suối Rạt; Xây dựng cầu bắc qua Sông Bé (nối thị xã Phước Long với huyện Bù Gia Mập); Nạo vét mở rộng lòng suối, xây kè, đường đi suối Đak Woa, huyện Bù Đăng; Nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Thái Học nối dài kết nối huyện Hớn Quản; …
7.2. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
- Thu hút đầu tư trong nước: Trong tháng 5/2024 không cấp mới dự án đầu tư trong nước; Chấm dứt hoạt động 03 dự án ngoài KCN (Công ty TNHH Thịnh Đại Việt Nam, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Phú Cường Tourist, Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội An Viên) với tổng vốn chấm dứt là 2.410 tỷ đồng.
Lũy kế 5 tháng năm 2024 không cấp mới dự án. Điều chỉnh tăng vốn 02 dự án với tổng số vốn là 45 tỷ đồng. Điều chỉnh giảm vốn 02 dự án với tổng vốn 220 tỷ đồng. Chấm dứt hoạt động 07 dự án với số vốn chấm dứt 2.555,2 tỷ đồng (Chấm dứt dự án 01 dự án của Công ty Cổ phần găng tay sắc cầu vồng trong KCN với số vốn -20 tỷ đồng; còn lại là các dự án ngoài KCN).
- Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Cấp mới 04 dự án FDI trong KCN với số vốn 15,93 triệu USD.
Điều chỉnh cho 11 dự án trong KCN. Trong đó: Điều chỉnh tăng vốn 02 dự án trong KCN, vốn tăng là 3,5 triệu USD; Điều chỉnh giảm vốn 01 dự án trong KCN, vốn giảm là 0,12609 triệu USD; Chấm dứt hoạt động 01 dự án của CÔNG TY TNHH DIMTON PLUS (trong KCN) với số vốn 4 triệu USD.
Lũy kế 5 tháng năm 2024: Cấp mới 08 dự án FDI với tổng vốn cấp mới là 30,608 triệu USD; Điều chỉnh tăng vốn 10 dự án với tổng vốn tăng là 31,2936 triệu USD; Chấm dứt 03 dự án trong KCN với số vốn 26,25 triệu USD; Giảm vốn 02 dự án với số vốn giảm 5,12609 triệu USD. Tổng thu hút đầu tư FDI bao gồm cấp mới và tăng thêm là 61,9016 triệu USD.
II. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm
Trong tháng đã giải quyết việc làm cho 5.197 lao động, lũy kế 5 tháng năm 2024 giải quyết việc làm cho 24.673/43.000 lao động, đạt 57,38% kế hoạch năm; Thu hút lao động ngoại tỉnh 970 người, lũy kế thu hút lao động ngoại tỉnh 4.220/10.000 lao động, đạt 42,2% kế hoạch năm.
Đăng ký tìm việc và giới thiệu việc làm, học nghề cho 6.053 người; giới thiệu việc làm, cung ứng tuyển dụng cho 65 người, giới thiệu lao động đi làm việc ở nước ngoài cho 7 người.
2. Công tác người có công
Về công tác giải quyết hồ sơ: đã giải quyết được 378 hồ sơ, trong đó tiếp nhận tại trung tâm phục vụ hành chính công theo Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh là 115 hồ sơ và tiếp nhận tại đơn vị là 263 hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp và phụ cấp theo quy định.
3. Công tác an sinh xã hội
- Giảm nghèo: Hoàn thành công tác kiểm tra, giám sát đối tượng thụ hưởng các Tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại 07 huyện, thị xã, thành phố theo Kế hoạch số 23/KH-SLĐTBXH ngày 27/3/2024 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và hoàn thành Báo cáo kết quả trình UBND tỉnh (Báo cáo số 108/BC-SLĐTBXH ngày 19/4/2024).
- Bảo trợ xã hội: Các địa phương rà soát các thông tin danh sách người cao tuổi thọ 90 tuổi, thọ 100 tuổi năm 2024, qua đó xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện Tháng hành động Người cao tuổi năm 2024.
4. Giáo dục và Đào tạo
Trong tháng 5/2024, ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo Chương trình, kế hoạch làm việc năm 2024.
Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho phòng và các đơn vị trực thuộc về công tác tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học 2023-2024 và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường công tác ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh chuẩn bị thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Hướng dẫn tổ chức xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2023- 2024; Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2024 - 2025. Triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 5, lớp 9, 12. Tổ chức triển khai quy định về lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12 từ năm học 2024-2025.
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Toàn tỉnh có 197/390 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 50,5% so với tổng số trường công lập trên địa bàn tỉnh (tăng 01 trường so với tháng 4/2024).
5. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Tình hình dịch bệnh:
+ Sốt xuất huyết (SXH): Tổng số mắc sốt xuất huyết trong tháng là 78 ca, giảm 17 ca so với tháng trước. Cộng dồn: 401 ca, tăng 0,25% so với cùng kỳ. Phát hiện 36 ổ dịch và xử lý 36 ổ dịch.
+ Sốt rét: Trong tháng không ghi nhận mắc. Cộng dồn: 01 ca, giảm 02 ca so với cùng kỳ.
+ Tay chân miệng (TCM): Trong tháng ghi nhận 55 ca mắc, không có tử vong. So với tháng trước tăng 04 ca. Cộng dồn: ghi nhận 116 ca. So với cùng kỳ mắc tăng 70 ca.
+ Covid-19: Trong tháng không ghi nhận ca mắc. Cộng dồn 04 ca.
- Ngoài ra, trong tháng trên địa bàn tỉnh ghi nhận các bệnh: Tiêu chảy 76 ca, tăng 14,4% so với cùng kỳ; Thủy đậu 15 ca mắc. Cộng dồn: 60 ca, giảm 29,4% so với cùng kỳ; Cúm 172 ca, tăng 10,9% ca so với tháng trước. Cộng dồn: 594 ca, tăng 35% so với cùng kỳ; Viêm gan virút B 10 ca. Cộng dồn 27 ca, tăng 80% so với cùng kỳ; Các bệnh truyền nhiễm khác: chưa ghi nhận lây lan, bùng phát thành dịch.
- Tình hình khám, chữa bệnh:
Trong tháng 5 năm 2024: Tổng số lượt khám, chữa bệnh là 155.577, tăng 53% so với cùng kỳ. Trong đó: Tổng số lượt khám, chữa bệnh BHYT là 105.365, số lượt khám, chữa bệnh ngoại trú là 50.212. Lũy kế 5 tháng năm 2024 Tổng số lượt khám, chữa bệnh là 1.052.624, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó: Tổng số lượt khám, chữa bệnh BHYT là 772.617; số lượt khám, chữa bệnh ngoại trú là 280.007. Đảm bảo duy trì trực cấp cứu, thu dung và điều trị kịp thời.
Hiện nay, thời tiết đang giao mùa, dự báo trong thời gian tới, các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan như Covid-19, cúm, thủy đậu, ho gà, sởi, rubella vi rút, Tay chân miệng, sốt xuất huyết... có thể có xu hướng gia tăng. Vì vậy các địa phương và cơ sở giáo dục cần làm tốt công tác tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống các ổ dịch mới để kiểm soát tốt nguy cơ bùng phát dịch và giảm thiểu số ca mắc.
6. Hoạt động văn hóa, thể thao
- Lĩnh vực văn hóa:
Công tác tuyên truyền: Toàn ngành tổ chức và thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương. Kết quả, thực hiện in ấn và thi công trang trí được 1.060 m2 băng rôn; 17.000m2 pa-nô; 1.200m2 banner; treo hơn 3.500 lượt cờ các loại, tuyên truyền 720 giờ bằng xe tuyên truyền lưu động; viết bài đăng trên website của ngành và của các đơn vị.
Hoạt động văn nghệ quần chúng và chiếu phim lưu động: Tổ chức thành công Sân chơi “Tìm tài năng” - Cuộc thi Tiếng hát Bolero; tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), kết quả đạt 01 HCV và 02 HCB. Trong tháng, Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa với 20 bộ phim, kết quả phục vụ 21 buổi, thu hút khoảng 1.000 lượt người xem.
Nghệ thuật biểu diễn: Tháng 5/2024, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc biểu diễn chương trình nghệ thuật phục vụ các ngày lễ, sự kiện được 14 buổi, thu hút gần 8.900 lượt khán giả.
Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Trong tháng, tổng lượt khách tham quan và tương tác là 56.172 lượt (trong đó: tham quan tại Bảo tàng tỉnh là 1.469 lượt; tại các di tích là 17.568 lượt; tương tác qua nền tảng công nghệ số 37.135 lượt).
Hoạt động thư viện và văn hóa đọc: Thư viện tỉnh cấp 09 thẻ thư viện (cấp mới 05 thẻ, 04 thẻ gia hạn); phục vụ 1.104.954 lượt bạn đọc. Công tác số hóa tài liệu: scan và xử lý 23 cuốn sách/9.455 trang.
- Lĩnh vực thể thao: Tháng 5/2024, Trung tâm HL&TĐTDTT tỉnh cử đội tuyển tham dự 15 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế, kết quả đạt 13 HCV, 26 HCB, 26 HCĐ; hỗ trợ các sở, ngành tổ chức hội thi, hội thao với 17 lượt trọng tài.
- Lĩnh vực du lịch: Trong tháng, hoạt động du lịch với lượt khách tham quan đạt: 157.300 lượt khách, tăng 3,49% so với tháng trước và tăng 105,46% so với cùng kỳ 2023; trong đó khách nội địa 156.000 lượt khách; khách quốc tế: 1.300 lượt khách. Tổng thu du lịch ước đạt 86,67 tỷ đồng, tăng 3,68% so với tháng trước và tăng 150,83% so với cùng kỳ năm 2023.
7. Trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, không xảy ra điểm nóng, phức tạp gây dư luận xấu trong xã hội. Tập trung lực lượng, phương tiện, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, tổ chức tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tăng cường công tác kiểm tra nồng độ cồn khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.
7.1. Tình hình cháy, nổ
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ cháy; lũy kế 6 vụ, giảm 33,33% so với cùng kỳ năm trước, thiệt hại tài sản các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục thống kê.
7.2. Tai nạn giao thông
Để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và chính đối tượng vi phạm, thời gian qua lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã xử lý quyết liệt các hành vi vi phạm của các đối tượng thanh, thiếu niên. Không chỉ chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, mà còn tạo chuyển biến về nhận thức, xây dựng văn hóa giao thông cho chủ phương tiện, lái xe.
Trong tháng 5 năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, làm 24 người chết, 13 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 9,09%; số người chết tăng 75%; số người bị thương tăng 8,33%. Nguyên nhân chủ yếu do chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, đi sai phần đường, chuyển hướng không nhường đường và đã sử dụng rượu bia trong khi tham gia giao thông.
Lũy kế trên địa bàn tỉnh xảy ra 145 vụ tai nạn giao thông, làm 87 người chết, 95 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 2,23%; số người chết giảm 15,53%; số người bị thương tăng 31,94%.
8. Thiệt hại do thiên tai
Tình hình thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2024 xảy ra 04 cơn gió lốc, làm sập 16 căn nhà, tổng giá trị thiệt hại ước tính 180 triệu đồng.
9. Môi trường
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ việc phức tạp, điểm nóng liên quan đến lĩnh vực môi trường. Các lực lượng chức năng đã tập trung công tác nắm tình hình và tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm môi trường của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong tháng 5 năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện 12 vụ, xử lý vi phạm hành chính 09 vụ vi phạm về môi trường. Tính từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện 130 vụ vi phạm môi trường, tiến hành xử lý 76 vụ vi phạm, số tiền phạt là 435,6 tỷ đồng, các vụ còn lại đang củng cố hồ sơ, xử lý.
Cục Thống kê tỉnh Bình Phước