Nhìn chung, trong tháng tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh vẫn phát triển ổn định. Tháng 4 là tháng diễn ra nhiều lễ hội của đất nước, nên tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn. Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế của Tỉnh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,88%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 3,31%, tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi tăng 10,04%,…. Kết quả hoạt động của từng ngành, lĩnh vực như sau:
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Hiện tại ngành Nông nghiệp tiếp tục tập trung chỉ đạo theo dõi thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân, xuống giống vụ lúa Hè thu năm 2024 và các loại cây trồng khác, thực hiện công tác dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại trên các loại cây trồng để khuyến cáo nông dân các biện pháp quản lý và phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát. Lâm nghiệp tiếp tục phát triển, sản lượng khai thác tăng. Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục được mở rộng, mô hình nuôi luân canh trong ruộng lúa và nuôi lồng bè, bể bồn tiếp tục được phát triển. Cụ thể như sau:
1.1. Nông nghiệp
1.1.1. Trồng trọt
Vụ lúa Đông xuân 2023-2024: Toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm được 74.392,2 ha, đạt 100,26% kế hoạch tỉnh (74.200 ha), giảm 1,47% so với cùng kỳ (bằng 1.109 ha). Hiện lúa Đông xuân đang trong giai đoạn thu hoạch gần dứt điểm, theo đó đã thu hoạch được 74.133,2 ha, giảm 1,81% (bằng 1.368 ha) phân bố đều ở các huyện, thị xã, thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ thu hoạch lúa được 99,65%, còn lại là diện tích chưa thu hoạch ở thành phố Ngã Bảy (Nguyên nhân là do tiến độ thu hoạch lúa vụ lúa Thu đông 2023 ở thành phố Ngã Bảy trễ, dẫn đến kéo dài thời gian xuống giống và thu hoạch vụ lúa Đông xuân 2023 - 2024, hiện diện tích còn lại đang khẩn trương thu hoạch). Nhìn chung, thời tiết vụ Đông xuân năm nay khá thuận lợi cho việc thu hoạch lúa. Theo đó, năng suất ước đạt 77,54 tạ/ha, tăng 0,01% (bằng 0,01 tạ/ha) so với cùng kỳ, sản lượng thu hoạch ước đạt 574.848 tấn, giảm 1,8% (bằng 10.513 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu vụ Đông xuân giá lúa tươi bán tại ruộng đã đạt mức cao so với cùng kỳ, hiện giá bán lúa tươi tại ruộng một số giống như: OM5451 bán với giá 7.800-8.000 đồng/kg, lúa OM18, Đài thơm 8 bán với giá 8.000-8.200 đồng/kg, lúa RVT bán với giá 8.200-8.500 đồng/kg.
Hiện giá lúa vẫn còn ở mức cao nên bên cạnh việc khẩn trương thu hoạch diện tích lúa Đông xuân còn lại, người nông dân đang tích cực chuẩn bị gieo xạ vụ lúa Hè thu. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã xuống giống vụ lúa Hè thu được 56.845,1 ha, tăng 18,42% (bằng 8.843 ha), tập trung ở các huyện, thị xã, thành phố. Lúa đang trong giai đoạn làm mạ đến đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt, các giống lúa được sử dụng chủ yếu như: OM18, Đài thơm 8, OM5451, …
Mía niên vụ 2023-2024: Diện tích gieo trồng đạt 3.221,2 ha, đạt 102,26% kế hoạch tỉnh (3.150 ha), giảm 1,96% so với cùng kỳ (bằng 64,5 ha), do chuyển đổi sang trồng cây rau màu và cây lâu năm. Mía được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.
Cây ngô: Diện tích gieo trồng hiện có 1.256,7 ha, so cùng kỳ năm trước giảm 5,53% (bằng 73,62 ha); năng suất đạt 60,17 tạ/ha, giảm 4,2% (bằng 2,64 tạ/ha); sản lượng thu hoạch được 4.960,63 tấn, so cùng kỳ năm trước giảm 3,64% (bằng 187,56 tấn) do thời tiết không thuận lợi.
Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng hiện có 8.995,31 ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 1,05% (bằng 93,21 ha); Ước sản lượng được 108.093,6 tấn, tăng 13,41% (bằng 12.780,84 tấn). Nguyên nhân tăng so cùng kỳ do người dân tăng diện tích gieo trồng và thay đổi lịch thời vụ.
Một số cây lâu năm ăn quả chủ yếu của Tỉnh so cùng kỳ như sau:
- Cây dứa (khóm): Diện tích hiện có 3.215,75 ha, tăng 3,25% (bằng 101,2 ha) so với cùng kỳ, sản lượng ước được 11.286,64 tấn, tăng 7,29% (bằng 766,83 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so cùng kỳ là do hộ chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi hơn, diện tích thu hoạch và năng suất tăng.
- Cây bưởi: Diện tích hiện có 1.697 ha, tăng 1,63% (bằng 27,16 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước được 4.409,36 tấn, tăng 5,78% (bằng 240,74 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích cho trái và năng suất thu hoạch tăng khá.
- Cây mít: Diện tích hiện có 10.051,83 ha, tăng 1,14% (bằng 113,23 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước được 19.781,44 tấn, tăng 14,39% (bằng 2.488,21 tấn) so với cùng kỳ, do diện tích đã đến kỳ thu hoạch và năng suất tăng.
- Cây chanh không hạt: Diện tích hiện có 2.879,25 ha, tăng 3,24% (bằng 90,35 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước được 3.879,28 tấn, tăng 3,02% (bằng 113,6 tấn) so với cùng kỳ.
- Cây mãng cầu: Diện tích hiện có 713,36 ha, giảm 0,93% (bằng 6,68 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước được 1.018,36 tấn, tăng 7,93% (bằng 74,84 tấn) so với cùng kỳ. Do diện tích thu hoạch tăng và năng suất được cải thiện.
1.1.2. Chăn nuôi
Trong tháng lực lượng thú y thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và tiêm phòng một số bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm như: Dịch tả heo, bệnh lở mồm long móng, dịch tả vịt,… Bên cạnh đó, thực hiện công tác tiêu độc, sát trùng trên các chuyến xe, tàu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; giám sát vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh. Ước tính đến tháng 4/2024, số đầu con gia súc, gia cầm so với cùng kỳ cụ thể như sau:
- Đàn trâu, bò: Đàn trâu ước được 1.226 con, giảm 6,77% (bằng 89 con) so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số diện tích đất trồng lúa đều sử dụng cơ giới hóa thay cho sức cày kéo của trâu, môi trường nuôi ngày càng bị thu hẹp. Đàn bò ước được 4.183 con, tăng 9,02% (bằng 346 con) so với cùng kỳ.
- Đàn heo (tính cả heo con chưa tách mẹ): Ước được 145.784 con, tăng 1,22% (bằng 1.756 con) so với cùng kỳ. Trong đó: Heo thịt 103.564 con, tăng 1,07% (bằng 1.096 con). Nguyên nhân tổng đàn heo trên địa bàn tăng là do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ đã tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại. Ngành chức năng của tỉnh luôn chỉ đạo chặt chẽ việc tái đàn heo đúng theo thời điểm để phù hợp với tình hình thực tế địa phương cũng như rà soát, xác định những cơ sở chăn nuôi lớn đảm bảo thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi. Từ đó tổng đàn từng bước được khôi phục góp phần tăng về số lượng và chất lượng.
- Đàn gia cầm: Ước được 4.493,25 ngàn con, tăng 1,92% (bằng 84,66 ngàn con) so với cùng kỳ. Trong đó: đàn gà 1.850,38 ngàn con, tăng 6,71% (bằng 116,36 ngàn con) so cùng kỳ. Nhìn chung đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh hiện nay đã nuôi ổn định và ít xảy ra dịch bệnh.
1.2. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, công tác bảo vệ rừng được quan tâm thực hiện nên từ đầu năm đến nay diện tích rừng được bảo vệ an toàn, không xảy ra trường hợp cháy rừng.
Theo đó, ước thực hiện tháng 4/2024, số cây lâm nghiệp trồng phân tán được 128,89 ngàn cây, so với cùng kỳ tăng 2,87%; Sản lượng gỗ khai thác khoảng 1.149,80 m3, tăng 4,97%; Sản lượng củi khai thác khoảng 9.730,40 ste, tăng 0,11% so với cùng kỳ.
Tính chung 4 tháng năm 2024, số cây lâm nghiệp trồng phân tán của tỉnh được 381,99 ngàn cây, so với cùng kỳ tăng 1,16% (bằng 4,39 ngàn cây); Sản lượng gỗ khai thác khoảng 4.604,6 m3, tăng 4,6% (bằng 202,63 m3); Sản lượng củi khai thác khoảng 42.477,9 ste, tăng 0,97% (bằng 406,3 ste) so với cùng kỳ.
1.3. Thủy sản
Trong tháng 4/2024, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước tính được 78,07 ha, tăng 1,71% (bằng 1,31 ha) so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước tính nuôi được 2.158,25 ha, tăng 0,08% (bằng 1,71 ha) so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: Diện tích nuôi cá được 2.012,51 ha, giảm 0,05% (trong đó, diện tích nuôi cá thát lát được 55,82 ha, tăng 2,22% (bằng 1,21 ha)) so cùng kỳ; diện tích nuôi tôm được 99,75 ha, tăng 2,26% (bằng 2,2 ha) tập trung nhiều ở huyện Long Mỹ (Nuôi tôm sú đang phát triển); diện tích nuôi thủy sản khác được 45,99 ha, tăng 0,99% (bằng 0,45 ha); Thể tích nuôi lươn được 5.415 m3, tăng 3,91% (bằng 204 m3) so cùng kỳ.
Ước tính tháng 4/2024, tổng sản lượng thủy sản được 6.686,21 tấn, tăng 13,34% (bằng 787,12 tấn) so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước được 26.339,59 tấn, tăng 8,55% (bằng 2.074,16 tấn) so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng so với cùng kỳ là do thời tiết tương đối thuận lợi, dịch bệnh trên thủy sản ít xảy ra, mô hình nuôi luân canh trong ruộng lúa và nuôi lồng bè, bể bồn đem lại thêm thu nhập cho người dân. Cụ thể như sau:
- Sản lượng thủy sản khai thác ước được 1.055,11 tấn, tăng 6,27% (bằng 62,28 tấn) so cùng kỳ. Do hộ khai thác nội địa khai thác thủy sản khác như: lươn, ếch… đang có chiều hướng có lợi nên tăng mạnh.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước được 25.284,48 tấn, tăng 8,64% (bằng 2.011,88 tấn) so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá thát lát thu hoạch được 392,98 tấn, tăng 15,29% (bằng 52,13 tấn) so cùng kỳ; sản lượng lươn thu hoạch được 218,4 tấn, tăng 5,17% (bằng 10,73 tấn) so với cùng kỳ. Hai sản phẩm này thời gian qua đang được người dân mở rộng diện tích vì đem lại thu nhập tương đối ổn định.
2. Sản xuất công nghiệp
Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 với nhiệm vụ là phấn đấu cao nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong bối cảnh các năm đầu của kỳ kế hoạch gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid -19 và biến động địa chính trị toàn cầu. Trên cơ sở đánh giá toàn diện bối cảnh tình hình, Đảng và Chính phủ đã đề ra các định hướng và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu của năm 2024 là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiên trì mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh thời gian tới, để đạt và vượt mục tiêu kinh tế đã đề ra.
Ước thực hiện tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp: Tính theo giá so sánh 2010 được 3.402,49 tỷ đồng, tăng 6,21% so với tháng trước và tăng 10,46% so với cùng kỳ năm trước; Tính theo giá hiện hành được 6.068,35 tỷ đồng, tăng 7,09% so với tháng trước và tăng 11,73% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng là do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã phục hồi và phát triển ổn định trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Đặc biệt, tỉnh đang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông - thuỷ sản, hiện đang có lợi thế cạnh tranh, do tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, có khả năng xuất khẩu, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy chuẩn quốc tế. Ngoài ra, tăng một phần là do các chính sách ưu đãi thuế, chính sách giải quyết các thủ tục hành chính tinh gọn của các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền và quan trọng nhất là dự án các tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang đang trong giai đoạn đầu tư - xây dựng, nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư hoặc doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả mở rộng quy mô nhà máy. Cụ thể như: Công ty TNHH Number One Hậu Giang đã đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất đường RE, với sản lượng dự tính tháng 4 ước được 845 tấn; Công ty TNHH MTV Masan HG đã đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất sữa có đường các loại, với sản lượng dự tính tháng 4 được 119 tấn,... Vì vậy, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ năm trước.
Ước thực hiện 4 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp:
- Tính theo giá so sánh 2010 được 12.384,44 tỷ đồng, tăng 11,27% so với cùng kỳ năm trước.
- Tính theo giá hiện hành được 21.875,62 tỷ đồng, tăng 11,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
+ Khu vực kinh tế nhà nước có 2 doanh nghiệp đóng góp giá trị sản xuất ước được 4.765,02 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,78% trong toàn ngành và tăng 9,34% so với cùng kỳ.
+ Khu vực kinh tế tư nhân có 348 doanh nghiệp, hợp tác xã và trên 4.237 cơ sở cá thể công nghiệp, đóng góp giá trị sản xuất ước được 12.929,37 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,10% trong toàn ngành và tăng 8,75% so với cùng kỳ.
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có 11 doanh nghiệp và đóng góp giá trị sản xuất ước được 4.181,22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,11% trong toàn ngành và tăng 24,83% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp ước thực hiện 4 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng, nhưng vẫn có một số ngành nghề phát triển chưa bền vững do bị tác động về thị trường xuất khẩu và một số yếu tố khác như: Điện, giá xăng, dầu biến động khó lường trong những tháng vừa qua. Do vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để triển khai nhiều giải pháp mang tính phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng cần có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp đang đầu tư sớm đi vào hoạt động đúng theo kế hoạch của doanh nghiệp đã đề ra như: Công ty TNHH Thức ăn Tôm Xanh Minh Phú (sản xuất thức ăn chăn nuôi); Công ty CP Tập đoàn Masan (sản xuất mì ống, bún, gia vị các loại…), Công ty TNHH MTV Sunpro Steel (sản xuất thép),… để giá trị sản xuất công nghiệp đạt và vượt kế hoạch năm 2024 của tỉnh đã đề ra.
Đối với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Dự tính tháng 4/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,75% so với tháng trước và tăng 8,88% so với cùng kỳ. Trong đó:
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tăng 5,73% so với tháng trước và tăng 9,47% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu đã phục hồi và nhu cầu dự trữ lượng hàng hóa lớn, để phục vụ dịp lễ 30/4 và 01/5 sắp đến, nên chỉ số sản xuất một số ngành tăng cao như: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản tăng 5,49% so với tháng trước và tăng 14,29% so với cùng kỳ; sản xuất mì ống, mì sợi tăng 6,01% so với tháng trước và tăng 45,44% so với cùng kỳ; sản xuất trang phục tăng 2,69% so với tháng trước và tăng 13,50% so với cùng kỳ; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm nhẹ so với tháng trước (giảm 5,2%) nhưng tăng 67,25% so với cùng kỳ (do Công ty TNHH Lạc Tỷ II nhận được nhiều hợp đồng lớn từ những khách hàng truyền thống, nên công ty tăng sản lượng rất cao so với cùng kỳ); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 3,90% so với tháng trước và tăng 9,86% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,35% so với tháng trước và tăng 52,63% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2024 tăng 9,47% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 8,81% của tháng 4/2023 so với cùng kỳ) và tăng trưởng đều ở các ngành chiếm tỷ trọng lớn.
- Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: Tăng 6,77% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do Công ty điện lực Hậu Giang đã cung cấp đủ điện, an toàn phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế tối đa không để tình trạng mất điện, đảm bảo nhu cầu sử dụng cho người dân và các doanh nghiệp được hoạt động liên tục trong các đợt cao điểm nắng nóng như hiện nay. Riêng, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu I, chính thức vận hành ổn định trên 12 tháng, nên dự tính sản lượng điện sản xuất dự tính tháng 4 đạt trên 554 triệu kwh, tăng 7,43% so với tháng trước và tăng 0,65% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, chỉ số sản xuất ngành điện sản xuất không còn tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Giảm 2,91% so với tháng trước và tăng 10,74% so với cùng kỳ (nguyên nhân giảm so với tháng trước là do ngành thu gom rác thải và xử lý rác thải không độc hại giảm). Hiện nay tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp, nên Công Ty TNHH Một Thành Viên Cấp Nước Hậu Giang và Công ty CP cấp nước và VSMT Nông Thôn Hậu Giang, đã có kế hoạch chủ động xử lý, hoạt động liên tục, khai thác thêm các nguồn nước ngầm để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước phục vụ tốt việc sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho mọi người dân, sản lượng sản xuất nước sạch sinh hoạt ước tháng 4/2024 được 2.506,84 ngàn m3, tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 15,41% so với cùng kỳ năm trước.
Dự tính 4 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,94% so với cùng kỳ. Trong đó, Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp và tăng 9,13% so với cùng kỳ; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,18% so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,99% so với cùng kỳ.
Một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh, duy trì sản xuất ổn định và có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước. Đối với các ngành sản xuất mặt hàng phục vụ thị trường trong nước như: Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự tăng 48,22% so với cùng kỳ; sản xuất trang phục tăng 15,67% so với cùng kỳ; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 45,37% so với cùng kỳ; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 8,51% so với cùng kỳ; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 16,47% so với cùng kỳ,… Bên cạnh đó, tình hình tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu rất khả quan, nên các doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và đã đầu tư mở rộng nhà máy làm tăng sản lượng sản xuất như: Công ty CP thủy sản Minh Phú Hậu Giang, mới đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động một phân xưởng dự kiến trên 2.000 lao động, nên chỉ số sản xuất ngành chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản tăng 20,65% so với cùng kỳ; Công ty TNHH Lạc Tỷ II, ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn nên công ty đã tăng ca và tuyển dụng thêm lao động tăng trên 8,33% so với cùng kỳ, nên làm chỉ số sản xuất ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 59,55% so với cùng kỳ; Công ty TNHH NUMBER ONE Hậu Giang mới đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất đường với sản lượng trên 845 tấn/tháng, đã làm ngành sản xuất đường tăng rất cao so với cùng kỳ,… Vì vậy, chỉ số ngành công nghiệp tỉnh Hậu Giang tăng 8,94% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 14% cùng thời điểm năm 2023 (nguyên nhân là do năm 2023 nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu I mới đi vào hoạt động, nên làm tăng đột biến ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí trên 278,31% so với năm 2022, nên làm chỉ số toàn ngành công nghiệp 4 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ).
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh 4 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ như: Sản lượng sản xuất tôm đông lạnh tăng 21,27%; sản lượng nước mắm sản xuất tăng 13,94%; sản lượng sản xuất nước uống có vị hoa quả tăng 2,47%; sản lượng sản xuất giày dép các loại tăng 61,55%; sản lượng điện sản xuất tăng 5,73%;… Bên cạnh sản phẩm tăng vẫn còn một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ như: Sản lượng sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản, giảm 0,77%; giấy và bìa khác giảm 2,27%.
Tình hình sử dụng lao động: Tính đến thời điểm 01/4/2024, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành công nghiệp tăng 1,05% so với tháng trước và tăng 4,16% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng năm 2024 tăng 2,72% so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành sử dụng nhiều lao động, tạo ra giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong toàn ngành và có chỉ số sử dụng lao động tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất trang phục tăng 27,20%; sản xuất da và sản phẩm có liên quan tăng 7,87%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 1,47%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 2,03%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 8,53%,... Vì vậy, chỉ số sử dụng lao động chung của toàn tỉnh trong 4 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ.
3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trong tháng, có 116 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (trong đó có 89 doanh nghiệp, 27 đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh), tổng số vốn đăng ký là 716,04 tỷ đồng; có 07 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (trong đó có 03 doanh nghiệp, tổng vốn là 5 tỷ đồng); có 03 doanh nghiệp đăng ký giải thể (trong đó có 01 doanh nghiệp, tổng vốn là 300 triệu đồng; chấm dứt hoạt động 02 đơn vị trực thuộc).
Lũy kế từ đầu năm đến nay, có 306 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (trong đó có 227 doanh nghiệp, 79 đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)), tổng số vốn đăng ký là 1.464,84 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 15,9% về số lượng doanh nghiệp và tăng 61,3% về số vốn điều lệ); có 166 hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động (trong đó có 128 doanh nghiệp, tổng vốn là 84 tỷ đồng), không có doanh nghiệp đăng ký hoạt động trước hạn; có 124 hồ sơ đăng ký giải thể (trong đó có 25 doanh nghiệp, tổng vốn là 106,45 tỷ đồng; chấm dứt hoạt động 99 đơn vị trực thuộc), so cùng kỳ tăng gấp 2,4% về số doanh nghiệp và tăng gấp 03 lần về vốn điều lệ.
4. Vốn đầu tư
Kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024 là 26.108,94 tỷ đồng, bao gồm các nguồn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: 6.937,69 tỷ đồng.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn: 5.200,75 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn khác như: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 13.970,50 tỷ đồng.
Ước tính tháng 4/2024, vốn đầu tư thực hiện được 2.033,58 tỷ đồng, bằng 102,13% so với tháng trước[1] và bằng 108,87% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 470,23 tỷ đồng; Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 401,20 tỷ đồng; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khối lượng thực hiện được 1.162,15 tỷ đồng.
Ước thực hiện 4 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh thực hiện được 7.704,13 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 111,35%, đạt 29,51% so với kế hoạch năm (26.108,94 triệu đồng) và đạt 30,85% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân tỉnh năm 2024 (24.970 tỷ đồng). Chia ra:
- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện được 1.695,61 tỷ đồng, bằng 132,76% so với cùng kỳ năm trước và đạt 24,44% so với kế hoạch năm.
- Vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước và Trung ương đầu tư trên địa bàn thực hiện được 1.547,56 tỷ đồng, bằng 201,64% so với cùng kỳ năm trước và đạt 29,76% so với kế hoạch năm.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khối lượng thực hiện được 4.460,96 tỷ đồng, bằng 91,53% so với cùng kỳ năm trước và đạt 31,93% so với kế hoạch năm.
Trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 theo mục tiêu đề ra tại Kế hoạch 76/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 08/04/2024 là đạt tối thiểu 60% đến ngày 01/7/2024, các Chủ đầu tư cần phối hợp với sở, ngành địa phương cần thực hiện một số giải pháp:
- Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm.
- Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi để giải ngân vốn của dự án được giao kế hoạch năm 2024.
- Tập trung tối đa nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn thành công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho nhà thầu; khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành năm 2024.
- Triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư đúng quy định nhằm đảm bảo thời gian giải ngân kế hoạch vốn và tiến độ thực hiện các dự án khởi công mới.
- Chủ động rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn năm 2024 của các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, các dự án không có khả năng giải ngân hết vốn được giao sang các dự án có khả năng giải ngân cao, có nhu cầu bổ sung vốn.
- Phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất các cấp và các đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng để bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công theo quy định.
- Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
- Rà soát kỹ ngay từ khâu chuẩn bị dự án, công tác thiết kế, đấu thầu, thi công, thủ tục thanh, quyết toán, … đối với từng dự án. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ vướng mắc phát sinh, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.
5. Tài chính, tín dụng
5.1. Tài chính
Ước tổng thu Ngân sách nhà nước tháng 4/2024 được 1.339,47 tỷ đồng, luỹ kế được 7.258,73 tỷ đồng, đạt 59,32% dự toán Trung ương, đạt 53,61% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Trong đó:
- Thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn được 482 tỷ đồng, luỹ kế được 3.306,23 tỷ đồng, đạt 36,70% dự toán Trung ương, đạt 30,75% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, bao gồm:
+ Thu nội địa: 420 tỷ đồng, luỹ kế được 2.118,35 tỷ đồng, đạt 36,64% dự toán Trung ương và đạt 31,15% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 62 tỷ đồng, luỹ kế được 187,88 tỷ đồng, đạt 37,35% dự toán Trung ương và đạt 26,84% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
- Trung ương trợ cấp 495,20 tỷ đồng, luỹ kế được 2.072,84 tỷ đồng, đạt 34,82% dự toán Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
Ước tổng chi Ngân sách địa phương tháng 4/2024 được 982,02 tỷ đồng, luỹ kế được 4.963,44 tỷ đồng, đạt 43,88% dự toán Trung ương giao, đạt 40,01% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Trong đó:
- Chi xây dựng cơ bản: 377,87 tỷ đồng, luỹ kế được 3.170,66 tỷ đồng, đạt 52,13% dự toán Trung ương giao, đạt 46,17% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
- Chi thường xuyên: 604,15 tỷ đồng, luỹ kế được 1.791,79 tỷ đồng, đạt 35,33% dự toán Trung ương giao, đạt 33,37% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
5.2. Tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh luôn giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về lãi suất tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn; thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, các tổ chức tín dụng đã thực hiện giảm lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn để phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đến ngày 31/3/2024, tổng vốn huy động toàn địa bàn là 22.649 tỷ đồng, giảm 0,34% so với cuối năm 2023. Vốn huy động đáp ứng được 52,91% cho hoạt động tín dụng. Huy động đối với kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 12.884 tỷ đồng (chiếm 56,89% tổng huy động), kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 9.765 tỷ đồng (chiếm 43,11% tổng huy động). Hiện, lãi suất huy động không kỳ hạn đến dưới 1 tháng phổ biến từ 0,1-0,2%/năm; từ 01 tháng đến dưới 06 tháng phổ biến từ mức 1,6-3%/năm; từ 06 tháng đến dưới 12 tháng phổ biến từ 3-3,7%/năm; từ 12 tháng trở lên phổ biến từ 4,7-5,2%/năm. Ước thực hiện đến cuối tháng 4/2024, tổng vốn huy động trên toàn địa bàn đạt 22.970 tỷ đồng, tăng trưởng 1,07% so với cuối năm 2023.
Đến ngày 31/3/2024, tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn là 42.809 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 23.361 tỷ đồng (chiếm 54,57% tổng dư nợ); dư nợ cho vay trung, dài hạn là 19.448 tỷ đồng (chiếm 45,43% tổng dư nợ). Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,0%/năm; các lĩnh vực khác lãi suất cho vay bình quân từ 8,5 - 13%/năm. Ước thực hiện đến cuối tháng 4/2024, dư nợ đạt 43.157 tỷ đồng, tăng trưởng 7,87% so với cuối năm 2023.
Nợ quá hạn đến cuối tháng 3/2024 là 1.287 tỷ đồng, chiếm 3,01%/tổng dư nợ; nợ xấu là 552 tỷ đồng, chiếm 1,29%/tổng dư nợ; nợ cần chú ý là 735 tỷ đồng, chiếm 57,11%/tổng nợ quá hạn. Phấn đấu đến cuối tháng 4/2024, tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn vẫn duy trì dưới mức 3%/tổng dư nợ theo mục tiêu đã đề ra.
Một số chương trình tín dụng trọng điểm tính đến cuối tháng 3/2024 đạt được kết quả sau:
- Cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng dư nợ 3.709 tỷ đồng, giảm 31,15% so với cuối năm 2023.
- Cho vay nuôi trồng, chế biến thủy sản dư nợ 4.262 tỷ đồng, tăng trưởng 11,19% so với cuối năm 2023.
- Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 68/QĐ-TTg dư nợ 5,34 tỷ đồng, giảm 19,58% so với cuối năm 2023.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP dư nợ 14,48 tỷ đồng, giảm 12,40% so với cuối năm 2023.
- Chương trình cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Thông tư số 25/2015/TT-NHNN dư nợ 228 tỷ đồng, giảm 0,44% so với cuối năm 2023.
- Các chương trình tín dụng chính sách dư nợ đạt 4.158 tỷ đồng, tăng trưởng 1,86% với cuối năm 2023.
- Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn dư nợ 26.107 tỷ đồng, tăng trưởng 8,11% so với cuối năm 2023.
- Cho vay lĩnh vực kinh tế tập thể dư nợ 363 tỷ đồng, tăng trưởng 13,44% so với cuối năm 2023.
- Cho vay xây dựng nông thôn mới toàn địa bàn dư nợ 17.305 tỷ đồng, tăng trưởng 3,92% so với cuối năm 2023.
- Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp có doanh số cho vay đạt 8.041 tỷ đồng, dư nợ đạt 13.567 tỷ đồng, tăng trưởng 16,74% so với cuối năm 2023, với 773 doanh nghiệp được tiếp cận vốn.
- Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 40 khách hàng, tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 948,61 tỷ đồng, tổng giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gốc và lãi) là 452,98 tỷ đồng đồng.
- Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và Chương trình tín dụng 15 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lĩnh vực lâm sản, thủy sản đến thời điểm hiện tại trên địa bàn chưa phát sinh dư nợ.
6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tình hình hoạt động kinh doanh các cơ sở Thương mại và Dịch vụ ước tính tháng 4/2024 có phần giảm nhẹ so với tháng trước. Doanh thu giảm chủ yếu ở các ngành dịch vụ tiêu dùng khác. Các hoạt động bán lẻ và loại hình lưu trú, ăn uống vẫn có mức tăng trưởng ổn định so với tháng trước dù tốc độ không cao. Ước tính tháng 4/2024, tổng doanh thu các ngành thương mại dịch vụ thực hiện được 4.898,86 tỷ đồng, so với tháng trước chỉ bằng 98,99%, so với cùng kỳ năm trước bằng 103,31%. Trong đó, hoạt động bán lẻ hàng hóa so với tháng trước tăng trưởng 1%, lưu trú và ăn uống tăng 0,64% và dịch vụ khác giảm 11,50%. Cụ thể như sau:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa thực hiện được 3.597,40 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 101% và so với cùng kỳ bằng 103,47%. Doanh thu bán lẻ các nhóm hàng hóa vẫn tiếp tục có đà tăng trưởng, doanh thu do các cơ sở kinh doanh tạo ra ngày một tăng về quy mô mặc dù tốc độ tăng qua từng tháng không cao nhưng nhìn chung giữ được sự ổn định. So với tháng 3 tốc độ tăng so với cùng kỳ trong tháng 4 không có mức giảm nhiều, vẫn tăng 3,47% so với mức 4,51% của tháng 3. Các nhóm hàng may mặc, giáo dục, xăng dầu các loại, vàng bạc đá quý đều có mức tăng cao so với cùng kỳ lần lượt 37,50%, 12,87%, 12,72%, 31,29% và là những nhóm hàng có mức đóng góp lớn vào tốc độ tăng chung của ngành bán lẻ.
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành thực hiện được 610,19 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 100,64% và so với cùng kỳ năm trước tăng 16,30%. Trong đó:
+ Ngành lưu trú ước tính được 24,91 tỷ đồng, so tháng trước tăng 3,04% và so với cùng kỳ tăng 28,16%.
+ Ngành ăn uống ước tính được 585,28 tỷ đồng, so tháng trước bằng 100,54% và so cùng kỳ năm trước tăng 15,84%.
- Doanh thu các ngành dịch vụ khác (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành) thực hiện được 691,28 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 88,50% và so với cùng kỳ năm trước bằng 93,35%. Nguyên nhân giảm chủ yếu do doanh thu dịch vụ xổ số kiến thiết giảm mạnh 23,29%, so với tháng trước số kỳ mở thưởng ít hơn nên giá trị doanh thu tạo ra giảm tương đương hơn 105 tỷ đồng.
Ước tính 4 tháng năm 2024, tổng doanh các ngành thương mại và dịch vụ thực hiện được 19.786,91 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 109,65%. Thương mại dịch vụ mặc dù có mức tăng trưởng giảm đi trong tháng 4 nhưng tổng doanh thu ước tính chung 4 tháng vẫn giữ được tốc độ tăng khá cao so với cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ, lưu trú ăn uống và các loại hình dịch vụ khác là những ngành đóng góp chủ yếu và đều có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước lần lượt 7,67%, 19,44% và 12,14%. Cụ thể:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa thực hiện được 14.411,62 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 107,67%. So với cùng kỳ năm trước hầu hết các nhóm hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán lẻ đều có mức tăng trưởng cao, thấp nhất là 8% (nhóm lương thực thực phẩm) và cao nhất là 22,67% (nhóm xăng dầu). Riêng nhóm hàng vật liệu xây dựng và những hàng hóa khác tính chung lại có giá trị giảm lần lượt 18,57% và 17,53%, nguyên nhân do một số doanh nghiệp giải thể không còn hoạt động hoặc chuyển khỏi địa bàn tỉnh nên giá trị doanh thu các ngành này giảm, nhưng do chiếm tỷ trọng cũng tương đối thấp khoảng 14,73% nên không ảnh hưởng nhiều, tốc độ tăng chung vẫn giữ được ở mức khá.
- Doanh thu ngành lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành thực hiện được 2.443,63 tỷ đồng[2], so với cùng kỳ năm trước tăng 19,44%. Nhìn tổng thể thì tổng doanh thu các loại hình dịch vụ lưu trú và ăn uống đã có quy mô tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ, năm 2023 đạt mức 511,25 triệu đồng/tháng, năm 2024 đã là 610,75 triệu đồng/tháng, tăng hơn 19%, nguyên nhân do hiện nay giá bán các sản phẩm ăn uống đã tăng theo giá nguyên liệu và cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Vì vậy, giá trị doanh thu được tạo ra với tốc độ tăng nhanh và có quy mô lớn.
- Doanh thu ngành dịch vụ khác (trừ dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành) được 2.931,66 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 12,14%. Giá trị tăng chủ yếu đến từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân và gia đình, tính chung 4 tháng tổng giá trị doanh thu ngành này tạo ra được hơn 621 tỷ đồng, có tốc độ tăng 68,41%. Các nhóm hàng khác còn lại hầu hết cũng có mức tăng tương đối. Riêng hoạt động dịch vụ kinh doanh môi giới bất động sản dù có tỷ lệ giảm nhiều 30,15% nhưng chỉ chiếm tỷ trọng chưa tới 10% nên không ảnh hưởng lớn. Vì vậy, tốc độ tăng chung vẫn cao so với cùng kỳ.
6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Ước thực hiện tháng 4/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp thực hiện được 82.102 nghìn USD so với tháng trước bằng 104,34% và so với cùng kỳ năm trước bằng 93,61%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 63.351 nghìn USD, so với tháng trước bằng 98,18% và so với cùng kỳ năm trước bằng 113,35%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 18.751 nghìn USD, so với tháng trước bằng 132,39% và so với cùng kỳ năm trước bằng 58,93%.
Ước thực hiện 4 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, uỷ thác và các dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng thực hiện được 342.224 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 99,48% và so với kế hoạch năm đạt 26,99%. Chia ra:
- Xuất khẩu ước thực hiện được 252.806 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 125,07% và so với kế hoạch năm đạt 31,37%.
- Nhập khẩu ước thực hiện được 75.661 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 58,71% và so với kế hoạch năm đạt 18,10%.
- Uỷ thác xuất khẩu ước thực hiện được 114 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 111,76% và so với kế hoạch năm đạt 11,40%.
- Dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ước thực hiện được 13.643 nghìn USD, so với cùng kỳ năm trước bằng 105,91% và so với kế hoạch năm đạt 31,73%.
Ước thực hiện 4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm 41,29%) chủ yếu giảm các mặt hàng nguyên liệu giấy, hóa chất, xăng dầu các loại. Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng 25,07% nhưng tổng giá trị xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ (giảm 0,52%).
6.3. Vận tải hành khách và hàng hóa
Tình hình hoạt động vận tải và kho bãi trong tháng 4 vẫn giữ đà phát triển ổn định, tổng quy mô doanh thu của các loại hình vận tải không có nhiều biến động. Doanh thu hoạt động vận tải hàng hóa và các loại hình dịch vụ logistics vẫn là những ngành đóng góp lớn vào tốc độ phát triển so với tháng trước và so với cùng kỳ. Riêng hoạt động vận tải hành khách nhu cầu đi lại giảm, các cơ sở giảm giá vé vận chuyển về bằng mức trước Tết nên doanh thu loại hình vận tải này giảm. Ước tính tháng 4/2024, tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi thực hiện được 146,86 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 100,43% và so với cùng kỳ năm trước tăng 10,04%. Trong đó:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 86,25 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 99,18% và so với cùng kỳ năm trước bằng 127,85%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 31,47 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 101,79% và so với cùng kỳ năm trước bằng 102,50%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát thực hiện được 29,15 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 102,80% và so với cùng kỳ năm trước bằng 82,58%.
Ước thực hiện 4 tháng năm 2024, tổng doanh thu vận tải, dịch vụ kho bãi được 598,64 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 113,85%. Tốc độ tăng chung của toàn ngành vận tải, kho bãi qua 4 tháng đầu năm vẫn giữ được mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động vận tải đường bộ vẫn là khu vực đóng góp chủ yếu vào mức tăng chung khi so với cùng kỳ tăng trưởng 26,40% (vận chuyển hàng hóa tăng 22,44% và hành khách tăng 31,40%). Cụ thể:
- Doanh thu đường bộ thực hiện được 354,10 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 126,40%.
- Doanh thu đường thủy thực hiện được 125,26 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 101,21%.
- Doanh thu hoạt động kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát được 119,27 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 97,85%. Nguyên nhân có mức giảm nhẹ so với cùng kỳ là do giá trị doanh thu dịch vụ logistic được các doanh nghiệp tạo ra có phần giảm, các hạng mục đầu tư, nâng cấp mở rộng quy mô hoạt động không kịp hoàn thành đưa vào khai thác như dự kiến.
6.3.1. Vận chuyển - luân chuyển hàng hóa
Ước thực hiện tháng 4/2024, toàn tỉnh vận chuyển được 443 nghìn tấn hàng hóa các loại (74.166,70 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 99,57% (99,24%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 88,74% (87,10%). Trong đó:
- Đường bộ thực hiện được 115,16 nghìn tấn (18.090,62 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 99,24% (99,06%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 99,96% (96,23%).
- Đường sông thực hiện được 327,83 nghìn tấn (56.076,08 nghìn tấn.km) so với thực hiện tháng trước bằng 99,68% (99,29%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 85,37% (84,52%).
Ước thực hiện 4 tháng năm 2024, toàn tỉnh vận chuyển được 1.850,41 nghìn tấn hàng hóa các loại (312.225,40 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 93,08% (101,16%). Chia ra:
- Đường bộ thực hiện được 471,52 nghìn tấn (74.170,47 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 100,42% (98,73%).
- Đường sông thực hiện được 1.378,89 nghìn tấn (238.054,92 nghìn tấn.km) so với cùng kỳ năm trước bằng 90,81% (101,94%).
6.3.2. Vận chuyển - luân chuyển hành khách
Ước thực hiện tháng 4/2024, toàn tỉnh thực hiện được 2.425,25 nghìn lượt hành khách (51.109,27 nghìn HK.km), so với tháng trước bằng 101,06% (99,51%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 101,57% (114,16%). Trong đó:
- Đường bộ vận chuyển được 211,25 nghìn lượt hành khách (43.980,60 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 99,36% (99,27%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 113,86% (115,11%).
- Đường sông vận chuyển được 2.214 nghìn lượt hành khách (7.128,67 nghìn HK.km), so với thực hiện tháng trước bằng 101,23% (101%) và so với cùng kỳ năm trước bằng 100,53% (108,59%).
Ước thực hiện 4 tháng năm 2024, toàn tỉnh thực hiện được 9.838,33 nghìn lượt hành khách (212.900,59 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 97,52% (112,47%). Chia ra:
- Đường bộ vận chuyển được 884,02 nghìn lượt hành khách (184.468,29 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 115,09% (114,20%).
- Đường sông vận chuyển được 8.954,32 nghìn lượt hành khách (28.432,30 nghìn HK.km), so với cùng kỳ năm trước bằng 96,08% (102,40%).
7. Một số tình hình xã hội
7.1. Giáo dục
Trong tháng, toàn Ngành tập trung vào một số công tác chuyên môn sau:
- Lên Kế hoạch tổ chức các Hội thi: Hùng biện tiếng Anh; Giao lưu tài năng tiếng Anh cấp tiểu học; phát động Sân chơi vẽ tranh "Em vẽ trường học hạnh phúc" năm 2024.
- Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa THPT năm học 2023 - 2024.
- Triển khai dạy thực nghiệm tài liệu nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hậu Giang lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Hướng dẫn ôn thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025.
- Cử cán bộ tham dự Hội nghị - Tập Huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
- Tổ chức tập luyện các đội tuyển tham gia thi đấu Hội khỏe Phù Đổng khu vực V năm 2024 tại tỉnh Bến Tre.
7.2. Văn hóa, thể thao
Toàn hệ thống thực hiện công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4; kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 137 năm ngày Quốc tế Lao động 01/5 và kỷ niệm 51 năm Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch, ... Kết quả: In và lắp mới 1.212m2 pano, 1.350 cờ các loại, 145 băng rol. Các Đội tuyên truyền lưu động phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương với 66 buổi, phục vụ 38.900 lượt người xem; 10 buổi chiếu phim, 63 lượt phóng thanh cổ động.
Hoạt động thư viện: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh thành phố Vị Thanh và huyện Châu Thành A phục vụ sách bằng xe Thư viện lưu động đa phương tiện tại 08 điểm trường Tiểu học, THCS trên địa bàn 2 huyện, thu hút 6.314 lượt học sinh tham gia đọc sách. Đảm bảo giờ mở cửa phục vụ bạn đọc đến Thư viện. Bên cạnh đó, đơn vị kết hợp phục vụ bạn đọc thông qua website Thư viện. Trong tháng 4/2024 phục vụ 17.105 lượt người đến tham quan, truy cập tra cứu và đọc sách với 34.210 lượt sách.
Hoạt động Bảo tàng: Triển lãm ảnh thường xuyên tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và di tích Chiến thắng Chương Thiện thành phố Vị Thanh với các chuyên đề: Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng tỉnh Hậu Giang năm 2023; Một số hình ảnh về lĩnh vực gia đình;…Tiếp tục thực hiện đăng video 14 di tích: Chiến thắng Chương Thiện thành phố Vị Thanh, Chiến thắng Chương Thiện - Long Mỹ, Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, Tiểu đoàn Tây Đô, Đền thờ Bác Hồ, Chiến thắng Cái Sình, Chiến thắng Tầm Vu; Chùa Phổ Minh (phường 4, thành phố Vị Thanh); Trận chiến pháo binh Vịnh Chèo 1974; Chiến thắng Chày Đạp,… để truyền tải nội dung, hình ảnh các di tích trên kênh Youtube nhằm giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến với mọi người. Khách đến xem triển lãm và tham quan các di tích, xem trên kênh Youtube Bảo tàng, nhà truyền thống huyện, phòng truyền thống các xã văn hóa đạt 7.754 lượt người.
Lĩnh vực thể dục thể thao: Tổ chức thành công Hội thao và ôn lại truyền thống kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành thể dục thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2024); Tham gia giải chạy Việt dã lần I năm 2024 do Trường Đại học Võ Trường Toản tổ chức; Tổ chức giải vô địch Vovinam tỉnh Hậu Giang năm 2024 với 175 vận động viên đến từ 7 đơn vị huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; Tham gia 05 giải thể thao đạt 07 huy chương các loại (02 Huy chương vàng (HCV), 05 Huy chương đồng (HCĐ)): Giải vô địch Cung thủ xuất sắc quốc gia năm 2024 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế; vô địch Bóng rổ 3x3 và vô địch 3x3 U23 quốc gia năm 2024 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; vô địch các Câu lạc bộ Judo quốc gia năm 2024 tại Bắc Ninh (kết quả đạt: 01 HCV, 03 HCĐ; vô địch các đội mạnh toàn quốc môn Kickboxing năm 2024 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (kết quả đạt: 01 HCV, 02 HCĐ); vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài giải Báo Tiền Phong lần thứ 65 - 2024 tại tỉnh Phú Yên.
7.3. Lao động và an sinh xã hội
Giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 2.316(7.819) lao động, đạt 52,13% kế hoạch năm. Trong đó, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 79(207) lao động, đạt 27,64% kế hoạch. Tổ chức đưa 151 lao động Hậu Giang đi làm việc thời vụ tại huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc (đợt 01 được 44 lao động; đợt 02 được 107 lao động). Tổ chức 06(32) phiên giao dịch việc làm với 512(3.577) người lao động tham gia.
Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp: Đào tạo nghề cho 259(7.655) người. Trong đó: Cao đẳng 0(52) người; Trung cấp: 0(359) người; Sơ cấp và dưới 03 tháng: 259(7.244) người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69,66%.
Lĩnh vực người có công với cách mạng: Tiếp nhận mới 188(800) hồ sơ các loại (kỳ trước chuyển sang 25 hồ sơ). Đã xét giải quyết 174(761) hồ sơ. Trong đó, đạt 160(718) hồ sơ, không đạt 14(43) hồ sơ. Còn 39 hồ sơ đang trong thời gian xem xét, giải quyết. Giới thiệu 01(12) trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra Hội đồng Giám định y khoa tỉnh khám giám định tỷ lệ bị nhiễm chất độc hóa học.
Lĩnh vực Bảo trợ xã hội - Giảm nghèo: Toàn tỉnh đã thực hiện trợ cấp hàng tháng cho 41.072(163.534 lượt) đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền 23.286,24(91.979,64) triệu đồng. Hỗ trợ mai táng phí cho 199(705) trường hợp với số tiền 1.423,6(5.076) triệu đồng; trợ giúp khẩn cấp cho 06(18) trường hợp với số tiền 108(335) triệu đồng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và huyện, thị xã, thành phố thành lập đoàn thăm, tặng quà cho 300 người khuyết tật trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm Ngày vì người khuyết tật Việt Nam 18/4/2024 với số tiền 150 triệu đồng.
Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội: Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nội bộ và ra dân được 58(221) cuộc với 2.255(6.461) lượt người tham dự. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội qua hình thức phát thanh được 31(130) cuộc với 225(772) phút tuyên truyền. Về công tác quản lý đối tượng, hiện Tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh tại thời điểm báo cáo là 671 người; số người nghiện đang có mặt tại cơ sở cai nghiện là 221 người.
7.4. Y tế
Trong tháng, có 14 ca mắc mới bệnh sốt xuất huyết, giảm 03 ca so với tháng trước, cộng dồn là 75 ca, giảm 234 ca so với cùng kỳ; bệnh tay chân miệng có 40 ca mắc mới, tăng 13 ca so với tháng trước, cộng dồn là 482 ca, tăng 366 ca so với cùng kỳ; bệnh viêm gan do vi rút có 04 ca mắc mới, cộng dồn là 27 ca, tăng 22 ca so với cùng kỳ; bệnh Viêm não Nhật Bản có 00 ca mắc, cộng dồn là 01 ca, tăng 01 ca so với cùng kỳ; bệnh đậu mùa khỉ có 00 ca mắc, cộng dồn là 01 ca; bệnh sởi, quai bị và các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận ca mắc trên địa bàn.
Chương trình tiêm chủng mở rộng: Số trẻ dưới 1 tuổi được miễn dịch đầy đủ trong tháng là 836 trẻ, cộng dồn là 2.445 trẻ, đạt 23,9%. Tiêm ngừa uốn ván trên thai phụ (VAT2 (+)TP) trong tháng là 837 thai phụ, cộng dồn là 2.279 thai phụ, đạt 22,2%. Tiêm Sởi - Rubella (Sởi 2) trong tháng là 887 trẻ, cộng dồn là 2.766 trẻ, đạt 26,1%. Tiêm mũi 3 Viêm não Nhật Bản trong tháng là 691 trẻ, cộng dồn là 1.965 trẻ, đạt 18,6%.
Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Số nhiễm HIV mới phát hiện trong tháng là 19 ca, cộng dồn là 44 ca (tăng 27 ca so với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 2.074 ca (số đang quản lý 1.124); số bệnh nhân AIDS phát hiện trong tháng là 00 ca, cộng dồn là 00 ca (tương đương cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 1.048 ca. Số bệnh nhân tử vong do AIDS trong tháng 00 ca, cộng dồn là 00 ca (tương đương với cùng kỳ), lũy kế từ 2004 đến nay là 616 ca. Số người hiện đang điều trị Methadone là 57 người, tổng số bệnh nhân quản lý điều trị ARV là 1.056 bệnh nhân. Tổng số lượt khám phát thuốc trong tháng là 845 lượt, cộng dồn là 2.706 lượt.
Kết quả thực hiện khám chữa bệnh đến tháng 4/2024: Tổng số lần khám là 140.691 lượt, cộng dồn là 568.459 lượt, đạt 36,85% kế hoạch, tăng 9,49% so với cùng kỳ. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 10.017 lượt, cộng dồn là 38.342 lượt, đạt 28,70% kế hoạch, tăng 3,80% so với cùng kỳ. Số ngày điều trị trung bình là 6,21 ngày, tăng 0,19 ngày so với cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh là 81%, tăng 5,30% so với cùng kỳ. Tổng số tai nạn ngộ độc, chấn thương là 3.273 trường hợp, tăng 60 trường hợp so với cùng kỳ.
7.5. Tai nạn giao thông
Trong tháng 4/2024, toàn tỉnh xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 03 người, bị thương 11 người. So với tháng 3/2024, số vụ tăng 05 vụ, số người chết giảm 01 người và số người bị thương tăng 07 người. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ tăng 05 vụ, số người chết giảm 02 người và số người bị thương tăng 06 người. Nguyên nhân do chuyển hướng không đúng quy định là 03 vụ, vượt sai quy định là 01 vụ, đang điều tra làm rõ 09 vụ.
Trong 4 tháng đầu năm 2024 (từ ngày 15/12/2023 đến ngày 14/4/2024), toàn tỉnh xảy ra 48 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 22 người, bị thương 32 người. So cùng kỳ 2023, số vụ tăng 04 vụ, số người chết giảm 19 người và số người bị thương tăng 24 người.
7.6. Thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Tình hình thiên tai: Trong tháng, xảy ra 6 vụ sạt lở, sụt lún đất, diện tích mất đất là 742m2, ước giá trị thiệt hại là 809 triệu đồng. So với tháng trước tăng 4 vụ, ước số tiền thiệt hại tăng 59 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ sạt lở giảm 01 vụ, ước giá trị thiệt hại tăng 606 triệu đồng.
Tình hình môi trường: Trong tháng không phát sinh số vụ vi phạm môi trường. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, số vụ vi phạm môi trường phát hiện là 08 vụ, đã xử lý 07 vụ, với số tiền xử phạt là 15 triệu đồng. So với năm 2023 số vụ phát hiện giảm 11 vụ, số vụ xử lý giảm 09 vụ, số tiền xử phạt giảm 352,5 triệu đồng.
Về công tác phòng, chống cháy, nổ luôn được các ngành chức năng quan tâm thực hiện, định kỳ có kiểm tra, hướng dẫn người dân, các cơ sở kinh doanh và các đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, trong tháng đã xảy ra 01 vụ cháy, nổ, ước tính giá trị tài sản thiệt hại khoảng 130 triệu đồng.
[1] Nguyên nhân vốn ngân sách tăng so với tháng trước là do các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành, bàn giao trong năm 2024, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư và tiến đến chào mừng ngày lễ lớn 30/4 sắp tới; triển khai nhanh việc lập hồ sơ, thủ tục các dự án mới đã bố trí vốn bổ sung ngay từ đầu năm; Chủ đầu tư đẩy nhanh việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công các công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tháng 4 là tháng cao điểm thực hiện chiến dịch giao thông nông thôn và thủy lợi mùa khô trong năm 2024.
[2] Trong đó: Ngành lưu trú, ước tính được 100,72 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 40,49%; Ngành ăn uống, ước tính được 2.342,91 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 18,67%.
Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang