Thứ hai, 00/00/2023
°

Tọa đàm với các doanh nghiệp tỉnh Niigata, Nhật Bản lần thứ hai

Ngày 14/03/2024 - 16:37:00 | 915 lượt xem
Xem cỡ chữ
Tương phản chữ
Đọc bài viết
Từ viết tắt

(MPI) - Ngày 14/3/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Tọa đàm trực tuyến với các doanh nghiệp tỉnh Niigata, Nhật Bản lần thứ hai.

 
Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: MPI

Với việc Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và nâng cấp mối quan hệ “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”, quan hệ hai nước luôn có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất trên tất cả các lĩnh vực; là hình mẫu tiêu biểu cho sự hợp tác hiệu quả, chân thành, với tiềm năng và triển vọng hết sức rộng mở.

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn được thể hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ đầu tư, thương mại đến du lịch, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân,… và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trong những năm gần dây, các doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ làm ăn, kinh doanh lâu dài mà có đóng góp không nhỏ vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau COVID-19 của Việt Nam. Nhật Bản luôn là nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm và hoạt động bền vững.

Ông Nguyễn Anh Tuấn đánh giá cao việc Tọa đàm được tổ chức thường niên, là kênh xúc tiến đầu tư hiệu quả, giới thiệu các cơ chế, chính sách mới và đưa ra các gợi ý nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khẳng định Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu mối là Cục Đầu tư nước ngoài sẽ tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản, cụ thể là các doanh nghiệp tỉnh Niigata và giải đáp một cách thỏa đáng.

Hợp tác giữa tỉnh Niigata với Việt Nam trong thời gian qua luôn được tích cực thúc đẩy. Ông Nguyễn Anh Tuấn hoan nghênh việc có nhiều doanh nghiệp tỉnh Niigata đang đầu tư thành công và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực như giáo dục, thực phẩm…; đồng thời bày tỏ mong muốn, mối quan hệ này sẽ tiếp tục được thúc đẩy thông qua các hoạt động đầu tư giữa doanh nghiệp hai bên.

Về tổng quan tình hình đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong thời gian qua, lũy kế đến tháng 02/2024 đã có 145 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 39.553 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 473 tỷ USD. Tính đến tháng 02/2024, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Việt Nam với 5.288 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 74.310,32 USD.

Đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam hầu hết tập trung nhiều nhất tại Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, chủ yếu ở trong các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo (62,1%), sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa (15,4%), hoạt động kinh doanh bất động sản (10,7%)…

Về các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam đặt trọng tâm trong các ngành như điện, điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), kinh tế số, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm tài chính,…

Chia sẻ về các biện pháp, giải pháp Chính phủ Việt Nam đang thực hiện, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết, với việc chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ 01/01/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, đồng thời giao Chính phủ xây dựng Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác./.


Đánh giá bài viết

lượt đánh giá: , trung bình:

Tin liên quan

Tin khác